Tác phẩm dự thi lọt vào vòng chung khảo: NGỘ

60

Cuộc thi: “Sáng tác Văn học, Nghệ thuật và Báo chí về Đạo hiếu” – năm 2020
Vòng chung khảo
———————
Tác phẩm dự thi: NGỘ
MS 101 Văn xuôi

 

Khi mặt trời ló dạng ở Phương Đông, những tia nắng vàng rực rỡ sắc màu lung linh nhô lên những dãy núi cao vút, rồi vươn mình lan xa bất tật khắp đất trời. Ngày Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, hiện thân Thái tử Tất-Đạt-Đa giáng hạ nơi trần gian cũng được ví như thế. Ngày đặt nền móng cho Phật giáo ra đời.

Ngày ấy thật huy hoàng, ngày Phật Đản sanh là dấu hiệu của bật xuất trần thượng sĩ, mà người đời sau nhân loại kính cẩn nghiêng mình đảnh lễ. Tất cả những ai có nhân duyên trở thành đệ tử của Đức Phật, đều vô cùng hoan hỷ, bởi vì họ được truyền trao và hấp thụ chân lý cao siêu, nhờ đó họ trở thành hiền nhân hay thánh nhân…trên cõi đời này. Con về nương tựa Phật là những phẩm hạnh cao đẹp của Ngài, nhờ thực hành những lời dạy ấy vào cuộc sống mà con người trở nên hiền lương, cao thượng hơn. Cao thượng không phải là sự giàu sang, quyền quý mà là sự từ bỏ các tính xấu: “Tham lam, tật đố kỵ, keo kiết, bủn xỉn, ngã mạng, khinh thường người khác,…”. “Hương của các loài hoa luôn bay theo chiều gió, chỉ có hương của người đức hạnh luôn ngược gió lan tỏa khắp muôn nơi”. Lời dạy ấy quả thật đã đưa con người lên đỉnh cao chót vót của nhân cách và đức hạnh. Và sự kiện xuất hiện trên đời của Phật được ví như loài hoa Ưu Đàm- một loài hoa quý hiếm ngàn năm mới nở. Điều đó nói lên rằng mỗi người luôn sở hữu một trí tuệ tuyệt vời thể hiện lòng từ bi dạt dào qua sự sống, luôn đêm lại những niềm vui cho cuộc đời và cuối cùng họ trở thành người phước trí đầy đủ, gọi là Phật. Phật ở đây không chỉ cho riêng ai mà là một tên gọi chung cho những ai đạt được giác ngộ. Trải dài lịch sử qua hơn 26 thế kỷ, giáo lý mà Đức Phật thiết lập vẫn nguyên vẹn, thanh khiết. Ngày lễ Đản Sanh để vinh danh sự ra đời của Phật luôn được nhân loại ghi nhớ và tôn kính vô biên.

Những gì con người đã khám phá, đang khám phá và sẽ hiện hữu trong tương lai đều được Đức Phật thuyết giảng khi mở đầu cho nền Phật học hơn 2600 năm trước. Hiện nay chúng ta chỉ đang chứng minh, bảo vệ những điều Đức Phật nói là đúng và hành theo giáo lý của Ngài mà thôi. Một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đời người cũng trải qua 4 giai đoạn: Sinh, lão, bệnh, tử vòng luân hồi này nối tiếp vòng khổ đau kia. Tưởng rằng không gì có thể thay đổi được quy luật của tự nhiên. Nhưng Đức Phật không chỉ trải qua, thấu hiểu được nỗi đau của toàn nhân loại mà Người còn mạnh mẽ giác ngộ được chân lý của đời mình để độ nhân thế chúng sinh. Để lại ngai vàng, nhung gấm, lụa là, vàng bạc châu báu, gia đình hoàng tộc và là thiên mệnh của đất nước là linh hồn dân tộc của xứ sở Ấn Độ lúc bấy giờ. Nhưng người đã từ bỏ tất cả đi tìm ánh sáng chân lý để soi tỏ mà đêm đen u tối bao trùm vạn nhân loại, mọi kiếp người. Vậy lý do gì chúng ta phải tranh đấu tiền tài, hơn thua với đời, ngày suy tư, đêm về tính toán mệt mỏi bằng mọi cách để có được cái này, muốn được cái kia,…Sống vì cái đó, cái hư vô danh vọng mà mỗi chúng ta mệt mỏi chạy theo để được gì? Được người này khen thì vui vẻ, thích thú người kia chê thì ghét bỏ, giận hờn,… rồi chết cũng trở về cát bụi. Hơn thua tranh giành rồi cũng một nấm mồ mà người đời lãng quên theo năm tháng. Đã không thể là bậc thánh nhân hay hiền nhân thì cũng đừng làm bậc tiểu nhân hay tiện nhân,… con người phải biết đúng sai và biết đủ. Biết đủ không phải là tự mãn với cuộc sống hiện tại mà là biết đủ để ta có thể nhường nhịn, san sẻ với cuộc sống, mảnh đời bất hạnh và khó khăn hơn ta. Biết đủ là biết ta cần gì và cần bao nhiêu. Quan trọng là ta dám từ bỏ cái tôi, cái ngã mạn của mình để học hỏi tu tập và hành thiền giác ngộ. Con người chúng ta đi xuôi dòng thì rất dễ nhưng ngược dòng thì được mấy ai liều lĩnh chấp nhận được. Cũng như việc từ bỏ cái xấu, tránh xa người mình ghét thì rất dễ nhưng để từ bỏ người ta thương yêu, đồ vật và sở thích của mình thì vô cùng khó khăn, và gần như không thể. Chúng ta là vậy, học cách ham muốn thì nhiều và thấy nó dễ dàng hơn là học cách từ bỏ, buông xả và chấp nhận. Hầu như người ta chỉ cười khi vui vẻ, làm điều mình thích hay thành tựu trong một công việc gì đó. Phần lớn còn lại là họ chìm đắm trong nỗi khổ đau chung của nhân loại. Cuộc sống này vốn dĩ vui ít, khổ đau, phiền não thì nhiều, nên mấy ai có thể vui vẻ và hưởng được hạnh phúc trọn vẹn. Đã là phàm phu tục tử thì khó mà có thể tránh được quy luật sinh tử, sóng gió của cuộc đời. Khổ đau sẽ hóa hư không khi ta tin vào luật nhân quả, khi ta học cách cho nhiều hơn là nhận, cách từ bỏ nhiều hơn là hy vọng và khi ta tìm được chính bản thân mình đang làm gì và cần gì. Đừng cố chạy theo bến đỗ của người khác để đến lúc cạn sức ta mới thấy hạnh phúc luôn trong mỗi chúng ta. Chỉ mong là mỗi người chúng ta đủ duyên lành làm đệ tử Đức Phật, đủ phước đức gặp được các vị Tăng, Ni đức hạnh và đủ cơ duyên để theo học, thấm nhuần và vận dụng giao lý của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Nỗi đau nối tiếp nỗi đau. Ngày nay, nhân sinh khắp nơi trên thế giới nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng đang hứng chịu nạn đại dịch covid- 19, và nhiều thiên tai đang ập đến. Bóng dáng tử thần đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng, một sự đau thương tan tác bao trùm lên kiếp người trên nhân thế. Hơn hết chúng ta hãy cùng nhau chắp tay nguyện cầu cho nạn dịch được chấm dứt, trả sự an bình cho nhịp sống thế nhân. Nguyện cho mọi người được mạnh khỏe an vui, nguyện cho những người chết được thanh thản nhẹ nhàng nơi chín suối. Người người luôn yêu thương nhau, giúp đỡ nhau đến bến bờ an vui, giải thoát. Nguyện rằng mỗi ngày qua đi chúng ta lại thấu hiểu và giác ngộ được nhiều hơn để phiền não dần trôi qua.

Hít vào ta niệm A Di, thở ra ta niệm Đà Phật.

——————————–

Tác giả dự thi: Phạm Thị Yến Bưởi
Địa chỉ: Xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ

Với sự hộ trì của chư tôn đức Tăng Ni, hàng cư sĩ Phật tử, trong suốt 10 năm qua, trang Thông tin Truyền thông Phật giáo Quảng Nam (Truyền hình Phật giáo QCB) do Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Quảng Nam thành lập, vận hành và quản lý đã chuyển tải các hoạt động Phật sự của tỉnh nhà, những sản phẩm tin tức, chương trình tu học, chuyên đề Phật pháp mang thông điệp Từ bi - Trí tuệ và năng lượng tốt đẹp đến với cộng đồng những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài tỉnh. Xây dựng hình ảnh Phật giáo Quảng Nam với phương châm tốt đời đẹp đạo!.

Hiện nay, Kênh truyền hình Phật giáo QCB (QCB) có trên 20 nhân sự là phóng viên, Ban biên tập và các bộ phận khác với kinh phí hoạt động hết sức hạn hẹp, vì vậy, để QCB tiếp tục duy trì hoạt động và mang lại nhiều thành quả trong công tác thông tin truyền thông Phật giáo, Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam tha thiết mong mỏi quý chư tôn đức Tăng Ni, quý thiện nam, tín nữ gần xa phát tâm thiện lành trợ duyên cho hoạt động của Kênh.

Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam xin trân trọng từng tấm lòng san sẻ, tiếp sức trong việc hoằng pháp lợi sanh của tất cả quý vị!.

Quý vị hỗ trợ qua số tài khoản:

Số tài khoản: 1036037035
Chủ tài khoản: Đoàn Công Tùng (Thích Thắng Thiện)
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bắc Đà Nẵng
Nội dung: Ủng hộ QCB