Nơi nương tựa của người Phật tử

1397

Theo kinh Pháp hoa, một người chỉ cần miệng xưng Nam-mô Phật; đi ngang chùa tháp, người ấy chỉ cần giơ một cánh tay,… thì cũng có thể thành Phật đạo. Đơn giản thế, vì họ biết hướng tâm về Phật, gieo duyên lành với Phật, có thể gặp Phật, thành Phật, và họ có thể được xem như là một Phật tử.

Tuy vậy, nếu cần đặt ra một tiêu chí, thì người Phật tử lý tưởng phải là người quy y Tam bảo (và thọ trì năm giới). Quy y Tam bảo là để định hướng cho một con đường chân chính, để có thể phát triển Bồ-đề tâm đích thực. Quy y Tam bảo là nấc thang đầu tiên, song cũng là con đường tối hậu để đi đến giải thoát, Niết-bàn.

HOA DUYEN.jpg
Trên bước đường hành đạo – Ảnh: Trần Thế Phong

Quy y được hiểu là “quay về nương tựa”. Người Phật tử nương tựa Phật, Pháp, Tăng để làm khuôn mẫu, thềm bậc cho việc giải thoát khổ đau. Nương tựa không có nghĩa dựa dẫm. Nương tựa là một nhu cầu đặc biệt. Trời mưa, ta nương tựa một mái che; đói khát, ta nương tựa một hàng quán; u tối, ta nương tựa một minh sư… Trong đời, ta phải nương tựa nhiều thứ, từ những nhu cầu thiết yếu, cấp bách cho đến việc phát triển tâm linh.

Đức Phật là một bậc thầy, một con người tuệ giác viên mãn, an lạc, tự tại, giải thoát. Cho nên, Phật là đích đến của mỗi chúng ta (tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật). Trong khi đó, Pháp là phương cách, là tấm bản đồ; còn Tăng là những người dẫn dắt, hay gần hơn, là những người bạn đồng hành minh triết. Tóm lại, Tam bảo là nơi xứng đáng nhất để cho ta nương tựa. “Ta tìm thấy một mục đích bằng cách quy y Phật. Ta tìm thấy một phương pháp bằng cách quy y Pháp. Và ta tạo ra những hoàn cảnh thích hợp cho việc thực hành của ta bằng cách quy y Tăng đoàn. Quy y Phật, Pháp và Tăng đoàn là thực hành con đường tâm linh hay con đường dẫn đến Phật quả” (Ringu Tulku).

Phật dạy: “Ai quy y Đức Phật / Chánh pháp và chư Tăng / Ai dùng Chánh tri kiến / Thấy được Bốn sự thật / Thấy Khổ và Khổ tập / Thấy sự khổ vượt qua / Thấy đường Thánh tám ngành / Ðưa đến khổ não tận / Thật quy y an ổn / Thật quy y tối thượng / Có quy y như vậy / Mới thoát mọi khổ đau”. Ngài còn khẳng định: Những ai quy y Phật, Pháp, Tăng sẽ không bị đọa lạc, khi từ bỏ thân này sẽ được sanh lên thiên giới (Kinh Tiểu bộ, phẩm Apannaka).

Từ những lợi ích đó, những ai đã quy y Tam bảo, cần hiểu rõ và tinh tấn thực hành theo pháp Tam quy; những ai đã hướng về Phật song chưa quy y thì cần quy y Tam bảo.

Hiện nay, có nhiều người mặc dầu đi chùa, ăn chay nhiều năm nhưng vẫn “sợ” thọ trì Tam quy – Ngũ giới, bởi e ngại không giữ tròn giới pháp đã thọ. Thế nhưng, làm một người Phật tử, dù “khuyết giới”, vẫn đạt được nhiều ích lợi hơn là không thọ trì pháp Tam quy – Ngũ giới này.

T.Quảng Kiến

QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ

Với sự hộ trì của chư tôn đức Tăng Ni, hàng cư sĩ Phật tử, trong suốt 10 năm qua, trang Thông tin Truyền thông Phật giáo Quảng Nam (Truyền hình Phật giáo QCB) do Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Quảng Nam thành lập, vận hành và quản lý đã chuyển tải các hoạt động Phật sự của tỉnh nhà, những sản phẩm tin tức, chương trình tu học, chuyên đề Phật pháp mang thông điệp Từ bi - Trí tuệ và năng lượng tốt đẹp đến với cộng đồng những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài tỉnh. Xây dựng hình ảnh Phật giáo Quảng Nam với phương châm tốt đời đẹp đạo!.

Hiện nay, Kênh truyền hình Phật giáo QCB (QCB) có trên 20 nhân sự là phóng viên, Ban biên tập và các bộ phận khác với kinh phí hoạt động hết sức hạn hẹp, vì vậy, để QCB tiếp tục duy trì hoạt động và mang lại nhiều thành quả trong công tác thông tin truyền thông Phật giáo, Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam tha thiết mong mỏi quý chư tôn đức Tăng Ni, quý thiện nam, tín nữ gần xa phát tâm thiện lành trợ duyên cho hoạt động của Kênh.

Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam xin trân trọng từng tấm lòng san sẻ, tiếp sức trong việc hoằng pháp lợi sanh của tất cả quý vị!.

Quý vị hỗ trợ qua số tài khoản:

Số tài khoản: 1036037035
Chủ tài khoản: Đoàn Công Tùng (Thích Thắng Thiện)
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bắc Đà Nẵng
Nội dung: Ủng hộ QCB