Cuộc thi: “Sáng tác Văn học, Nghệ thuật và Báo chí về Đạo hiếu” – năm 2020
Vòng chung khảo
———————-
Tác phẩm dự thi: Ý NGHĨA VỀ ĐẠO HIẾU
Mã số: 001 Văn xuôi
Từ ngàn xưa, ông cha ta đã lấy chữ hiếu làm đầu. Được xem là nền tảng làm người, vì thế nên việc dạy con lòng hiếu kính đã được các gia đình chú trọng từ nhỏ.
Vậy muốn hiếu thuận thì ta phải hiểu thế nào là đạo hiếu. Để không phải đi sai lệch với nền tảng đó.
Theo từ điển tiếng việt “Hiếu” là lòng kính yêu, sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ một cách tự nguyện. Được thể hiện ở thái độ, hành vi quan tâm chăm sóc chu đáo đối với ông bà, cha mẹ, người có công dưỡng dục.
Đạo hiếu được xem là thước đo nhân cách của con người, là giá trị đạo đức và là ý thức, tư tưởng tình cảm của người với người, giữa con cái với cha mẹ, giữa cháu đối với ông bà.
Ở Việt Nam đạo hiếu được hình thành trên cơ sở của nền văn học truyền thống dân tộc. Trong kho tàng văn học của chúng ta, có không ít những tác phẩm thể hiện tư tưởng về lòng hiếu thảo của con người chúng ta. Đề cao như một giá trị vĩnh hằng như : “sự tích bánh chưng – bánh dày” hay “ Mị Châu – Trọng Thủy”…
Không chỉ là những tác phẩm tiểu thuyết, thần thoại. Mà còn có hàng ngàn câu ca dao tục ngữ cũng nói đến đạo hiếu như : “công cha nặng lắm ai ơi. Nghĩa mẹ bằng trời , chín tháng cưu mang”.
Thời gian dần trôi, đạo hiếu thời nay dần theo đó mà thay đổi.
Ngày nay, cuộc sống dựa dẫm vào kinh tế quá nhiều, tác động mạnh mẽ đến đời sống gia đình. Tuy nhiên, lòng hiếu thuận vẫn được các gia đình gìn giữ qua các thế hệ, chú trọng dạy bảo, bồi dưỡng cho con cháu mình.
Việc giáo dục con cháu ngày nay, có sự thay đổi hơn so với trước. Trẻ được dạy kiến thức, kỹ năng ở nhà trường hay xã hội nhiều hơn là ở gia đình.
Vai trò giáo dục trẻ trong gia đình ít hơn so với trước đây. Vì không có thời gian, mô hình học tập của trẻ khép kín ở trường. Từ đó, xã hội hình thành nhiều những lớp bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng sống. Bao gồm các khóa học ở trung tâm, lớp học …. Hay thậm chí là ở các ngôi chùa (GĐPT; Khóa tu mùa hè…)
Dù chữ hiếu luôn được đề cao trong đời sống, nhưng hiện nay ta vẫn phải thừa nhận rằng, lòng hiếu thảo đang bị biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như một số bộ phận con cháu chỉ xem trọng chữ hiếu khi cha mẹ đã khuất, thay vì báo hiếu khi họ còn sống.
Vào những đám hiếu, ngày giỗ được tổ chức linh đình, ăn chơi nhậu nhẹt ca hát cả ngày. Hay thậm chí là xây những ngôi mộ xa hoa, biệt phủ ở nghĩa trang. Nhưng khi, cha mẹ còn sống thì bỏ mặt cho người làm, viện dưỡng lão hay thậm chí là ở nhà một mình, đau ốm không ai lo. Những người cha, người mẹ đó không gặp được con mình trong vài tuần, vài tháng ngay trong chính căn nhà mà họ ở với nhau.
Trong thời đại công nghệ hiện nay, một số người báo hiếu bằng những hình thức online. Điển hình, họ đăng những hình ảnh với ông bà, cha mẹ lên những trang mạng xã hội như: Facebook, zalo, Instagram… Với những câu chúc phúc hay những lời xin lỗi trong những dịp lễ. Ba mẹ, ông bà bạn đâu có mấy người sử dụng những phương tiện đấy để đọc để biết. Thay vào những việc làm vô bổ đó, bạn có thể gọi điện thoại để nói với họ, hay mua một món quà nhỏ để tặng họ, như vậy đủ làm họ vui rồi.
Giáo lý nhà Phật cho rằng, đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ phải lâu dài, không phải trong chốc lát. Chăm sóc cha mẹ không chỉ là vật chất, còn về cả tinh thần. Làm con không biết ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ là bất hiếu.
Họ không cần bạn là những ông to bà lớn. Không cần bạn phải giàu, nhà lầu xe hơi. Họ chỉ muốn bạn trưởng thành hơn từng ngày, biết cách chăm sóc bản thân mình, luôn vui vẻ và hạnh phúc. Thế là quá đủ với bậc làm cha, làm mẹ như họ.
Hãy trân trọng yêu thương họ, khi còn có thể. Đừng để khi mất họ rồi mới biết hối hận, thì khi đó ta đã quá muộn rồi bạn ạ. Yêu thương chưa bao giờ là đủ cả./.
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Chi – Quảng Dương
QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Với sự hộ trì của chư tôn đức Tăng Ni, hàng cư sĩ Phật tử, trong suốt 10 năm qua, trang Thông tin Truyền thông Phật giáo Quảng Nam (Truyền hình Phật giáo QCB) do Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Quảng Nam thành lập, vận hành và quản lý đã chuyển tải các hoạt động Phật sự của tỉnh nhà, những sản phẩm tin tức, chương trình tu học, chuyên đề Phật pháp mang thông điệp Từ bi - Trí tuệ và năng lượng tốt đẹp đến với cộng đồng những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài tỉnh. Xây dựng hình ảnh Phật giáo Quảng Nam với phương châm tốt đời đẹp đạo!.
Hiện nay, Kênh truyền hình Phật giáo QCB (QCB) có trên 20 nhân sự là phóng viên, Ban biên tập và các bộ phận khác với kinh phí hoạt động hết sức hạn hẹp, vì vậy, để QCB tiếp tục duy trì hoạt động và mang lại nhiều thành quả trong công tác thông tin truyền thông Phật giáo, Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam tha thiết mong mỏi quý chư tôn đức Tăng Ni, quý thiện nam, tín nữ gần xa phát tâm thiện lành trợ duyên cho hoạt động của Kênh.
Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam xin trân trọng từng tấm lòng san sẻ, tiếp sức trong việc hoằng pháp lợi sanh của tất cả quý vị!.
Quý vị hỗ trợ qua số tài khoản:
Số tài khoản: 1036037035
Chủ tài khoản: Đoàn Công Tùng (Thích Thắng Thiện)
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bắc Đà Nẵng
Nội dung: Ủng hộ QCB