Cuộc thi: “Sáng tác Văn học, Nghệ thuật và Báo chí về Đạo hiếu” – năm 2020
Vòng chung khảo
———————
Tác phẩm dự thi: THÁNG 7 VỚI LỄ CẦU SIÊU CỦA PHẬT GIÁO
MS 016 Báo chí
Một trong những tôn giáo đồng hành cùng với dân tộc qua chiều dài lịch sử và có những đóng góp lớn cho sự nghiệp giải phóng đất nước đó là Phật giáo. Trải qua gần 2000 năm du nhập vào nước ta, Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo có truyền thống yêu nước với tinh thần “hộ quốc an dân“, phương châm hoạt động là: “Đạo pháp Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”, đã sớm gắn bó với vận mệnh của đất nước, cùng trải qua bao thăng trầm và luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt quá trình truyền bá tư tưởng giáo lý Phật giáo.
Lịch sử Việt Nam đã chứng minh những giai đoạn hiểm nghèo của đất nước trước họa xâm lăng nhiều vị thiền sư Phật giáo, đồng bào Phật tử đã chung lưng đấu cật với dân tộc, chống giặc, bảo vệ non sông, tranh đấu cho công bằng và tự do. Phát huy truyền thống quý báu đó, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta, Phật giáo đã có những đóng góp không nhỏ vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc; nhiều chùa chiền, tịnh viện là cơ sở cách mạng, nuôi dấu cán bộ; nhiều nhà sư cũng đã tạm gác áo cà sa để mặc chiến bào tham gia chiến đấu chống ngoại xâm góp phần giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Khi đất nước hòa bình, Phật giáo lại cùng toàn dân tích cực tham gia xây dựng cuộc sống thông qua hoạt động thường xuyên răn dạy tín đồ, Phật tử phát huy truyền thống yêu nước thương nòi, trau dồi đạo đức, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và làm tất cả vì cuộc sống an lành, ấm no và hạnh phúc của mọi người.
Thực tế cho thấy, lịch sử Việt Nam đã chứng minh từ khi du nhập vào nước ta, Phật giáo đã nhập thân đồng hành cùng dân tộc, có những đóng góp to lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước, đồng thời gắn bó mật thiết với dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử “phật giáo và dân tộc như hình với bóng”. Đạo Phật đã trở thành một tôn giáo lớn của dân tộc.
Giờ đây, trong ý nghĩa duyên khởi của Pháp giới, âm có siêu thì dương mới thới và tinh thần tri ân, báo ân của Đạo Phật, uống nước nhớ nguồn của Dân tộc Việt Nam, cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và Phật giáo Việt Nam được phát huy. Kỷ niệm 71 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7, Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Quảng Trị tổ chức Đại lễ tưởng niệm và tri ân các Anh hùng liệt sĩ từ 20 đến 22 tháng 7 năm 2018 tại Quảng trường giải phóng thị xã Quảng Trị, để tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu và hy sinh trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị.
Lễ cầu siêu tưởng niệm tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ được tổ chức bằng nghi thức Phật giáo trang trọng, thiêng liêng và xúc động. Nhiều nén hương thơm và hàng nghìn ngọn nến được thắp lên, tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã hiến trọn tuổi thanh xuân, máu xương, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Với lòng tưởng niệm vô biên, biết ơn vô hạn, đồng cảm vô tận, lòng từ bi chan hòa pháp giới, sẽ giao cảm với anh linh các anh hùng liệt sỹ trong thế giới vô hình.
Bằng Phật lực gia trì, năng lực chú nguyện của chư Tôn đức Tăng Ni, tiếng kinh siêu độ, một dạ chí thành, lắng lòng thanh tịnh đã cầu nguyện anh linh các anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc được siêu thoát và thảnh thơi trong cõi Tịnh. Ngoài ra, lễ cầu siêu còn nguyện cầu cho quốc thái dân an, mọi người được hưởng hòa bình an lạc lợi Đạo ích Đời, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Phật giáo ngày nay vẫn lưu giữ những giá trị tích cực góp phần xây dựng đạo đức lối sống cho con người Việt Nam, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng, bác ái. Giáo lý nhà Phật khuyên con người luôn nhớ đến “đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật. Cho nên Đạo Phật là Đạo hiếu với dân tộc. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chung tay xây dựng Đạo việc Đời ngày mai, bởi vì tất cả chúng ta đang có duyên lành tôn thờ một tôn giáo của dân tộc và tràn đầy dân tộc tính.
Mỗi người mỗi nước mỗi non
Bước vào cửa Phật là con một nhà
Cùng nhau thực hiện Lục Hòa
Xiển dương chánh Pháp, chan hòa niềm vui.
———————
Tác giả dự thi: Hoàng Hữu Hóa
Địa chỉ: Trung tâm y tế thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Với sự hộ trì của chư tôn đức Tăng Ni, hàng cư sĩ Phật tử, trong suốt 10 năm qua, trang Thông tin Truyền thông Phật giáo Quảng Nam (Truyền hình Phật giáo QCB) do Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Quảng Nam thành lập, vận hành và quản lý đã chuyển tải các hoạt động Phật sự của tỉnh nhà, những sản phẩm tin tức, chương trình tu học, chuyên đề Phật pháp mang thông điệp Từ bi - Trí tuệ và năng lượng tốt đẹp đến với cộng đồng những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài tỉnh. Xây dựng hình ảnh Phật giáo Quảng Nam với phương châm tốt đời đẹp đạo!.
Hiện nay, Kênh truyền hình Phật giáo QCB (QCB) có trên 20 nhân sự là phóng viên, Ban biên tập và các bộ phận khác với kinh phí hoạt động hết sức hạn hẹp, vì vậy, để QCB tiếp tục duy trì hoạt động và mang lại nhiều thành quả trong công tác thông tin truyền thông Phật giáo, Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam tha thiết mong mỏi quý chư tôn đức Tăng Ni, quý thiện nam, tín nữ gần xa phát tâm thiện lành trợ duyên cho hoạt động của Kênh.
Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam xin trân trọng từng tấm lòng san sẻ, tiếp sức trong việc hoằng pháp lợi sanh của tất cả quý vị!.
Quý vị hỗ trợ qua số tài khoản:
Số tài khoản: 1036037035
Chủ tài khoản: Đoàn Công Tùng (Thích Thắng Thiện)
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bắc Đà Nẵng
Nội dung: Ủng hộ QCB