Giới thiệu Thất Thập Không Tính Luận của Long Thọ

238

ThấThậKhônTínLu(Śūnyatāsaptatikārikā)  mà chúng  ta có ngày nay chỉ còn trong các bản Tạng ngữ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều giảng luận của các đại sư danh tiếng như Thanh Biện (Bhavya thế kỷ VI), Nguyệt Xứng (Candrakirti thế kỷ VIII) và Tịch Hộ (Śāntaraksita thế kỷ VIII) có trích dẫn tác phẩm này. Trước cả thời ngài Thanh Biện chúng ta cũng còn thấy nhiều sớ luận trích dẫn và nhắc đến Thất Thập Không Tính Luận, cho nên hầu như tất cả luận sư học giả từ xưa đến nay dù rất bảo thủ về nguyên tắc văn bản, đều đồng ý tác giả của Thất Thập Không Tính Luận là Long Thọ(1).

Hiện nay ngoài Tạng bản  sTon pa ñid bdun cu pa’i (Peking Edition, # 5227)(2)   chúng  ta còn  có các Tạng bản Thất Thập Không Tính Luận Thích(3) (Śūnyatāsaptati– vrtti) được coi là của chính Long Thọ (Peking Edition, # 5231), một  bản  khác cùng  tên  của  Nguyệt  Xứng (Peking Edition, # 5268) và Śūnyatāsaptativivrtti  của Thanh Biện (Peking Edition #5269). Bản dịch Hán văn Thất Thập Không Tính Luận đã mất từ lâu(4), tuy nhiên người ta thấy trong  bản Hán văn Thập Nhị Môn Luận do Cưu Ma La Thập (344-416) dịch(5)  có trích hai kệ (kệ 8 và 19) từ luận này. Chỉ gần đây chúng  ta mới thấy có các bản dịch bằng các ngôn ngữ hiện đại như chữ Nhật, Danish và Anh ngữ; ngoài ra các bản dịch Hoa ngữ, Pháp ngữ và Đức ngữ đã được thông báo là sẽ in.

Phá hủy Thập nhị nhân duyên

Quần chúng  Phật giáo đều quen  thuộc  với giáo lý Thập nhị nhân duyên. Và cũng vì quá quen thuộc nên giáo lý duyên khởi đã bị dung tục hóa, biến thành “giáo điều duyên khởi” xem duyên khởi như là lý nhân  quả đơn giản, máy móc và một chiều như là một định mệnh thuyết. Nhưng rất ít người hiểu  rằng  mục đích quan trọng  Đức Phật muốn  dạy là phải phá  hủy mười hai nhân duyên này. Và đó là nỗ lực của Long Thọ.

Thập nhị nhân  duyên  là giáo lý căn bản  của Phật Pháp, được tất cả các tông môn Phật giáo bảo lưu và tôn trọng như giáo lý giao truyền từ Đức Phật, dù cách giải thích có đôi chút khác nhau  tùy theo  tông  môn. Thập nhị nhân duyên là giáo lý nói về mười hai lý do và điều kiện tâm, sinh, và vật lý tạo nên đời sống nằm trong một chuỗi liên hệ. Đó là những  lý do (nhân) và điều kiện (duyên) đã khiến con người cứ mãi mãi luẩn quẩn trong vòng sinh tử luân hồi. Vì vậy viết hay giảng về Thập nhị nhân duyên dù có chi tiết và thú vị đến đâu chăng  nữa như các luận sư thường  thuyết  giảng lâu nay, cũng chẳng giúp được gì nhiều cho thính chúng, và chỉ càng xa rời chính đạo của Đức Phật. Vì vậy mục đích của Long Thọ không phải là rao giảng 12 nhân duyên, mà là nỗ lực phá hủy mười hai nhân duyên để đưa về mục đích thực sự mà Đức Phật nhắm đến là Giải Thoát. Vì giải thoát chính là sự phá hủy mười hai nhân duyên. Trung Luận, Hồi Tránh Luận và Thất Thập Không Tính Luận không dạy về Thập nhị nhân duyên mà chỉ nhắm vào một mục đích là phá hủy vòng vây mười hai nhân duyên này.

Trước khi nghe Thất Thập Không Tính Luận giảng về con đường phá hủy Thập nhị nhân duyên chúng ta cần hiểu 12 nhân duyên này liên hệ với nhau như thế nào theo giáo lý Duyên khởi:

1 – Vô minh (avidyā) là biết không rõ về chính ta và mọi hiện tượng  quanh  ta, trong  đó quan  trọng  nhất là không hiểu Khổ (duhkha: bất toàn) là tính chất căn bản chung của mọi hiện tượng trong đời sống. Vô minh được coi là phiền não của thời quá khứ vô thủy.

2 – Vô minh là duyên sinh6 Hàn(saṃskāra, có thể gọi là Hành nghiệp hay Hành lực) là sức mạnh của các hành động tạo nghiệp. Hành lực có ở cả ba dạng thân khẩu ý. Vì nghiệp không chỉ có ở hành vi cụ thể (thân) như giết người mà còn ở khẩu như dạy giảng sai kinh điển, và ở ý như các tư tưởng tàn ác bất thiện. Hành lực được coi là có cội nguồn từ quá khứ (kể cả quá khứ tức thời).

3 – Hành là duyên  sinh Thứ(vijñāna). Được coi là nghiệp thức từ quá khứ mà thụ sinh vào thời hiện tại.

4 – Thức là duyên  sinh của Danh Sắc (nāmarūpa). Danh Sắc7 là toàn bộ tâm lí và vật lí của hình tướng từ khi còn là bào thai do ngũ uẩn (pañcaskandha) tạo thành.

5 – Danh Sắc là duyên sinh Lc xứ (Ṣaḍāyatana) hay lục căn, gồm năm giác quan và khả năng suy nghĩ.

6 – Lục căn tiếp xúc với thế giới bên ngoài khởi sinh Xú(sparśa).

7 – Xúc là duyên sinh Thụ (vedanā). Thụ là cảm nhận của con người với thế giới bên ngoài.

8 – Thụ là duyên sinh Á(tṛṣṇā). Khi có cảm thụ tất sinh lòng tham ái, ham muốn.

9– Ái là duyên  sinh Thủ (upādāna).  Khi tham  ái thì phải sinh ý chiếm giữ.

10 – Thủ là duyên phát sinh Hữ(bhāva). Hữu là toàn bộ những  gì gọi là tồn tại, là sự hữu, thế giới. Đây là nghiệp gây ra quả tương lai.

11 – Hữu là duyên dẫn đến Sin(jāti). Từ cái nghiệp hiện tại mà có một cá nhân mới xuất hiện ở thời vị lai.

12 – Sinh là nhân duyên của o Tử (Jarāmaraṇa), vì có sinh nên có lão tử, là già và chết.

Mười hai nhân duyên chỉ rõ tính chất liên hệ lẫn nhau trong dòng chảy của thế giới hiện tượng (1-2 là thời quá khứ, 3-7 là nguyên nhân và điều kiện của đời sau, 8-10 là kết quả của thời hiện tại, 11-12 là đời sống phía trước). Người ta có thể giải thích khác nhau, nhưng tựu trung các tông môn dù Nguyên thủy hay Đại thừa đều thường giải thích 12 nhân duyên là nói về sự bất toàn (khổ) của mọi pháp  hữu vi (saṃskṛta) rằng các nhân duyên đều sinh khởi vì do nhiều nguyên nhân và điều kiện, không hề có tự tánh để tự hiện hữu độc lập và vĩnh cửu. Nói cách khác, mười hai nhân  duyên cũng như mọi pháp hữu vi đều có thể bị phá hủy.

Chúng ta cần nắm vững lý luận của Thập nhị nhân duyên để thấy học thuyết Tánh Không phá hủy chúng như thế nào. Giảng và học Thập nhị nhân duyên cả ngàn năm cũng chỉ là cái học danh tướng và chỉ thấy các hiện  tượng liên hệ trùng trùng. Vấn đề cứu cánh là giải thoát, và chỉ có thể giải thoát khi phá hủy được mười hai nhân duyên này. Đó mới chính là điều Phật dạy mà ngài Long Thọ xiển dương.

Nội dung Thất Thập Không Tính Luận

Thất Thập Không Tính Luận gồm 73 kệ tụng, cùng với Hồi Tránh Luận(8), được coi là hai luận ngắn Long Thọ viết sau Trung Luận để luận thêm về một số đề tài đã thảo  luận hay mới phác họa trong  Trung Luận. Long Thọ viết nhiều luận gồm nhiều đề tài cho nhiều thành phần  tu sĩ và tín đồ, nhưng  học giới từ xưa(9)  cho đến nay(10)  đều cho rằng ba luận này làm thành  một nhóm luận ngài viết nhắm vào giới trí thức thượng  thủ, đặc biệt là các luận sư Nhất thiết Hữu bộ(11). Thất Thập Không Tính Luận không phải là phụ đính để chú thích Trung Luận theo nghĩa vrtti mà như Nguyệt Xứng cho là nó và Hồi Tránh Luận là hai luận đi kèm với Trung Luận. Khi truyền giáo lý Trung Quán vào Tây Tạng, Atisha(12) cũng khẳng định hai tác phẩm Trung Luận và Thất Thập Luận là hai luận quan trọng nhất để giải nghĩa Tính Không của Long Thọ. Thất Thập Không Tính Luận là một luận viết theo văn pháp kệ tụng āryā giống như Trung Luận, theo sát nội dung Trung Luận nhưng  rất cô đọng nên Santina gọi là “luận viết cho các triết gia, hoặc ít nhất là cho những học giả thông minh”(13).

Thực tế phân tích nội dung, chúng ta sẽ thấy có nhiều kệ của Thất Thập Không Tính Luận dù chỉ gồm vài câu nhưng  là cô đọng  cả một chương  của các luận khác. Thí dụ như kệ 5 của Thất Thập Không Tính Luận có thể là đã tóm lược 35 kệ của phẩm “Quán về các Pháp Hữu Vi” trong Trung Luận, hay kệ 19 của Thất Thập Không Tính Luận là cô đọng phẩm “Quán về Thời” trong Trung Luận mà Santina ca tụng là “tóm lược mà hầu như không để mất một ý niệm nào của phẩm này”(14). Vì vậy việc đọc Thập Thập Không Tính Luận là một thách thức lớn cho học giả. Cho nên nhiều người đồng ý cho rằng có lẽ Long Thọ viết luận này nhắm vào đối tượng chính là các luận sư triết gia đương  thời chưa thấu triệt về Trung Quán chứ không phải cho quần chúng Tăng Ni bình thường.

Vì thế chúng ta đã thấy Phật học Trung Hoa dù đều biết Trung Luận từ lâu nhưng  cho đến thời cận đại rất ít học giả thảo  luận đến  Hồi Tránh Luận  và hầu  như không  đề cập Thất Thập Không Tính Luận. Vì vậy cho đến thời hiện đại, chúng  ta không thấy lấy làm lạ khi Lindtner được coi là người thẩm quyền về văn bản tiêu chuẩn của Long Thọ, nhưng ông chỉ thuần túy dịch mà không luận giải. Trong các sách dịch Thất Thập Không Tính Luận  Lindtner cũng chỉ dịch Luận tụng (kārikā) mà không giảng luận, kể cả dịch phần “tự chú” của Long Thọ (svavrtti – autocommentary). Mặc dù ông tuyên bố là khi dịch phần chính luận kārikās ông hoàn toàn theo sự giải thích của svavrtti. Tác phẩm mới hơn và phổ biến hiện nay về Thất Thập Không Tính Luận là sách của Komito(15)  có phần luận giải của Lạt-ma Tây Tạng Sonam Rinchen, nên dễ đọc hơn nhưng cũng không giúp ích nhiều cho học giả(16). Vào năm 2002 Satina có dịch lại Thất Thập Không Tính Luận ra Anh ngữ cùng dịch cả phần “tự chú” (svavrtti)(17). Nhưng cuối cùng chính ông cũng nhận  là khó phổ biến và không hài lòng(18). Độc giả khi đọc Thất Thập Tính Không Luận nên đọc kèm Trung Luận và Hồi Tránh Luận của Long Thọ.

Nói chung, đọc luận của Long Thọ, đặc biệt là Thất Thập Không Tính Luận, người ta không thể đọc nhanh, đọc để lấy kiến thức. Như thế mỗi kệ trong 73 kệ tụng của Thất Thập Không Tính luận có thể là một đề tài riêng; nhưng để tạm tóm lược, chúng ta có thể nhóm chúng thành bẩy tiểu mục(19):

  1. Kệ 1-6:Tất  cả  mọi  hiện  tượng  (vạn  pháp)  chỉ  hiện  hữu trên thực tại tương đối trong cách tư duy của thế tục (vyavahara). Trong thực tại chân lý (paramārtha) chúng đều vô sinh (anutpanna)20  nên cũng gọi là bất sinh bất diệt (anutpādaanirodha).
  1. Kệ 7-26:Tất cả hiện tượng hay sự hữu (bhāva) đều là duyên sinh (pratītya-samutpāda) và trống không (nya). Cho nên niết bàn (nivāna) cũng là bất sinh: Mọi hiện tượng đều không hiện hữu vì tự tánh của riêng nó, mà là hiện hữu tùy thuộc nhân và duyên của chúng (kệ 7). Cho nên các hiện tượng đều không thể nói là thường (vĩnh cửu) và cũng chẳng là vô thường, tịnh hay bất tịnh, lạc hay khổ (kệ 9). Còn nếu các hiện tượng không tùy thuộc vào nhân và duyên, thì chúng không hiện hữu, cho nên khi nói “các hiện tượng tự hiện hữu” (to exist inherently) thì chỉ muốn nói là “chúng không hiện hữu” (kệ 16).
  1. Kệ 27-32:Tất cả hình tướng của mọi sự hữu đều chỉ là tương đối: Các hiện tượng không hiện hữu vì tự tánh, nên ý thức về thế giới hiện tượng cũng không hiện hữu tự thân (to exist inherently): “Một hiện tượng hiện hữu thì ta có thể nhận được, nhưng thực ra ta chỉ mới nhận thức nó qua các đặc tướng (laksana) biểu trưng cho chúng, chứ không phải chính nó” (kệ 27). Sống và chết cũng không tự hiện hữu vì không có tự tánh. Thời gian không hiện hữu vì tự tánh, bởi vì quá khứ, hiện tại và tương lai đều tùy thuộc lẫn nhau (kệ 29). Mọi hiện tượng – vốn tùy thuộc  thời gian, trong  sinh khởi và hủy diệt đều tương lập với nhau – đều không thể hiện hữu một cách tự nhiên vì có cái gọi là tự tánh của chúng.
  1. Kệ 33-44:Nghiệp (karma) theo Phật pháp cũng là không (sunya).
  1. Kệ 45-57:Phủ nhận  các uẩn (skandhas), đặc biệt lấy sắc uẩn (rūpa) làm thí dụ.
  1. Kệ 58-66:Vô minh  (avid) sẽ biến  mất  khi thấu  thị thật  ra không có sự hữu (bhāva) hay những  gì như thế: Long Thọ nói rằng thấu hiểu vô tự tánh của các hiện tượng là hiểu thực sự tính Không của chúng. Hiểu tính Không của mọi hiện tượng là phá bỏ được vô minh của chúng ta về mọi thật hữu, và đó là giải thoát (nirvana).
  2. Kệ 67-73:Chân  lý tuyệt  đối  (paramārtha) đơn  giản  chỉ là Tính Không (sūnyāta), là Vô Sinh (anutpāda). Vì không thể giảng luận, người ta chỉ có thể nương tựa trong chân  lý tương  đối thường  tục (samvriti) với tín tâm (sraddhā) để tự tri nhận: Hiểu tính không của Tự Tánh  là hiểu lý Duyên Sinh, vốn là thực hữu của mọi hiện tượng (kệ 68).

Tạm kết

Nội dung 73 kệ tụng Thất Thập Không Tính Luận của Long Thọ nhằm triệt để phá hủy Thập nhị nhân duyên. Ở đây chỉ mở rộng một chút về kệ tụng số 16 để thuyết minh về “vạn pháp giai không”.

Triết học Trung Quán (Mādhyamika) thường  nói “vạn pháp  giai không” (śūnyāḥ sarvabhāvāthì có nghĩa là chúng không có tự tính (svabhāva – own nature/ inherent existence/  substance)  nên đều không  thể hiện hữu tự nó (to exist inherently), tức là không hiện hữu một cách độc lập và vĩnh hằng – Gọi vắn tắt là tất cả các hiện tượng đều trống không (śūnya) và tính chung của vạn pháp là Tính Không (śūnyatā). Cho nên trong nhiều bản dịch Anh ngữ, như bản dịch của Lindtner thì khi ông viết “they are empty” (chúng  là không) thì nên hiểu là “chúng trống không tự tánh” hoặc “it does not exist” (nó không hiện hữu) thì nên hiểu là “nó không tự hiện hữu”(21).

Các hiện tượng  không “tự hiện hữu” nhưng  chúng đều “có hiện hữu” trong thế giới thường  nghiệm tương đối (vyavahāravasāt); cái hiện hữu này là cái hiện hữu luôn luôn thay đổi tùy thuộc và liên lập với các nhân và duyên của chúng; có thể gọi là “sự hiện hữu tạm thời” theo điều kiện (duyên/ conditions) của chúng. Chính vì “có hiện hữu” như thế nên chúng vẫn gây ra các hậu quả.

Long Thọ có nói rõ “là không nhưng vẫn tương tác với các sự hữu khác”. Kệ 22 thuộc Hồi Tránh Luận gián tiếp nêu trỏ ý đó: “Vạn pháp do tùy thuộc mà hiện hữu(22)nên nói là Tánh không (śūnyatā)(23). Do tùy thuộc mà hiện hữu, nên nói không có tự tánh”. 

Tác giả: Vũ Thế Ngọc

Chú thích:

  1. Lindtner, Master of Wisdom: Writings of the Buddhist Master Nāgārjuna, Dharma Publishing 1998, tr. 263. Theo học giới hiện nay thì Trung Luận, Thất Thập Không Tính Luận và Hồi Tránh Luận là ba luận đứng đầu trong danh sách 13 luận được tin chắc là của Long Thọ. Trong khi đó, Đại Trí Độ Luận nổi tiếng, có trong Hán tạng, không gồm trong danh  sách này. Hán tạng  liệt kê 24 luận của Long Thọ, Phật giáo Tây Tạng liệt kê đến 123 tác phẩm của Long Thọ. Vũ Thế Ngọc, “Long Thọ và Trung Luận”, Suối Nguồn, số 10, 2013, tr.72-107.
  2. Được dịch vào khoảng năm 775-797 (theo  Marcelle Lalou, “Les Textes Bouddhiques  au Temps du Roi Khri-srong Ide-bcan,” Journal Asiatique, 1953, tr. 313) hoặc vào khoảng799-815 (dưới thời  vua  Khri Ide srong  brtsan  theo  Tucci,

Minor Buddhist Texts, Part II, tr.52).

3. Thích có nghĩa là bầy tỏ, thich nghĩa, Tiếng Sanscrit là Vrtti.

Ramanan, Venkata. Nāgārjuna’s Philosophy as Presented in the Mahā-Prajnāpamitā-Sāstra. Rutland: Tuttle, 1960. Tr.36.

5. Thập Nh n Luận, Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh Q.

6. Mọi người thường viết là “Vô minh sinh Hành, Hành sinh Thức v.v.” Đây là thói quen không tốt. Đúng theo nghĩa duyên sinh phải nói là “Vô minh là nhân duyên phát sinh Hành, Hành là nhân duyên khởi sinh Thức v.v.”. Vì đã là“duyên sinh”thì không thể chấp nhận“A sinh B”mà chỉ có“A làm duyên cho B khởi sinh”. Kinh điển Pāli viết “paccayā” rất rõ “avijjāpaccayā bhikkhave sankhārā, sankhārāpaccayā vinnanam, vinnananpaccayā nāmarūpamnāmarūpapaccayā salāyatanam, sakayatanapaccayā phasso…” (Do vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh sắc, Danh sắc duyên Lục nhập…) Ở đây duyên (paccayā) dùng là động từ (nhân duyên phát sinh) thì rất hay.

  1. nāmarūpa thường dịch là “danh và sắc” hay “nāma and rūpa” (name and form) và do đó cũng dễ hiểu sai Danh Sắc là “hai thành phần tâm và vật.” Đúng ra nāmarūpa là “toàn bộ tâm lý và vật lý bất khả phân của hình tướng từ khi còn là bào thai do ngũ uẩn tạo thành”, chỉ rõ “Danh Sắc” là một toàn bộ hỗ tương liên thuộc, không thể hiện hữu thiếu nhau.
  2. Xem Vũ Thế Ngọc, Long Thọ Hồi Tránh Luận, 2015.
  3. Thanh Biện (thế kỷ VI) Śūnyatāsaptativivrtti  (Peking Edition #5269). Nguyệt Xứng (thế kỷ VIII) Śūnyatāsaptativrtti (Peking Edition, # 5268).
  4. Lindtner (2011) sđd, tr.265.

11. Nhất thiết Hữu bộ (Sarvāstivādacòn gọi là Vaibhāsika (Tỳ-bà-sa) là bộ phái Phật giáo lớn mạnh nhất đương thời. Bộ phái này có tên như thế vì học thuyết của họ căn cứ vào luận Đại Tỳ-bà- sa (Mahā-Vibhāvā) tức là bộ luận A-tỳ-đạt-ma (Abhidharma). A-tỳ- đạt-ma Câu-xá luận (Abhidharma-Kosa /Treasury of Abhidharma) của Thế Thân (Vasubandhu 316-396) chính là bộ luận giảng quan trọng nhất về luận này của Nhất thiết Hữu bộ. Trong Nhất thiết Hữu bộ người ta khám phá ra nhiều yếu tố căn bản của Phật giáo Đại thừa, nhất là quan điểm giáo lý về Bồ-tát.

12. Atisha (A-đề-bà 982-1054), đại sư người Đông Ấn là người có công truyền bá Phật giáo qua Tây Tạng (đặc biệt là giáo phái Hoàng mạo – gelugpa).

13. “Emptiness: The Seventy Stanzas is a text written for philosphers, or at least bright students of philosophy.”  Peter Santina, Causality and Emptiness: The Wisdom of Nagarjuna, Singapore: Buddhist Research Society, 2002, tr.133.

14. Santina, ibid, tr.135.

15. Komito, 2010, Nāgārjuna’s “Seventy Stanzas.

16. Nhận định chung cho thấy tác phẩm của các tu sĩ thường đều là các bài giảng thể hiện bằng “văn nói” được học trò ghi lại. Sau đó có in ấn thì cũng in nguyên như vậy, và người in ấn thì hoặc là quá kính trọng lời thầy, hoặc không có khả năng chú giải.

17. Phần”svavrtti”này cũng không giúp ích gì nhiều ngoài việc lập lại kệ tụng và điểm thêm vài tự khác. Đó là lý do các Lạt-ma Tây Tạng không thấy cần phải dịch “svavrtti” trong sách của Komiko. Tuy nhiên phần svavrtti này lại giúp rất nhiều cho học giả xác định lại các từ Tây Tạng đã dùng trong bản dịch Tạng ngữ, và truy tìm ra nguyên văn các từ Sanskrit (như Lindtner đã làm).

18. Satina 2002, sđd, tr.142.

19. Như Lindtner đã làm trong Mater of Wisdom, 1997, sđd, tr.264.

20. Người học Trung Quán thì đều hiểu  sūnya (không)cũng là anutpanna (vô sanh).

21. Không phải chỉ có trong các bản văn Anh ngữ hay Pháp văn, chúng  ta xưa nay cũng thường  viết là “vạn pháp giai không” thì cũng phải hiểu là “mọi hiện tượng đều không có tự tánh”  hay khi viết “chúng không hiện hữu” thì cũng nên hiểu là “chúng không hiện hữu độc lập”.

22. “do tùy thuộc mà hiện hữu” nghĩa là “do duyên sinh mà hiện hữu”.

23. “Mọi hiện hữu là do duyên sinh, ta gọi là tính Không (śūnyatā)” Trung Luận, XXIV.17.

QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ

Với sự hộ trì của chư tôn đức Tăng Ni, hàng cư sĩ Phật tử, trong suốt 10 năm qua, trang Thông tin Truyền thông Phật giáo Quảng Nam (Truyền hình Phật giáo QCB) do Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Quảng Nam thành lập, vận hành và quản lý đã chuyển tải các hoạt động Phật sự của tỉnh nhà, những sản phẩm tin tức, chương trình tu học, chuyên đề Phật pháp mang thông điệp Từ bi - Trí tuệ và năng lượng tốt đẹp đến với cộng đồng những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài tỉnh. Xây dựng hình ảnh Phật giáo Quảng Nam với phương châm tốt đời đẹp đạo!.

Hiện nay, Kênh truyền hình Phật giáo QCB (QCB) có trên 20 nhân sự là phóng viên, Ban biên tập và các bộ phận khác với kinh phí hoạt động hết sức hạn hẹp, vì vậy, để QCB tiếp tục duy trì hoạt động và mang lại nhiều thành quả trong công tác thông tin truyền thông Phật giáo, Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam tha thiết mong mỏi quý chư tôn đức Tăng Ni, quý thiện nam, tín nữ gần xa phát tâm thiện lành trợ duyên cho hoạt động của Kênh.

Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam xin trân trọng từng tấm lòng san sẻ, tiếp sức trong việc hoằng pháp lợi sanh của tất cả quý vị!.

Quý vị hỗ trợ qua số tài khoản:

Số tài khoản: 1036037035
Chủ tài khoản: Đoàn Công Tùng (Thích Thắng Thiện)
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bắc Đà Nẵng
Nội dung: Ủng hộ QCB