Vì vụ án có tầm ảnh hưởng tới đời sống của xã hội cho nên là người học Phật chúng ta thử phân tích xem “vụ thảm sát Bình Phước” có giúp chúng ta rút ra được bài học cho cá nhân, gia đình và xã hội không?
Hiện trường ngôi nhà xảy ra thảm án |
Đã thiếu nghị lực, Dương lại là người không có lý trí. Nếu có lý trí thì Dương phải thấy Linh đã đối xử với mình quá tận tình, quá đẹp, mà cha mẹ mình cũng không lo cho mình được như thế. Chỉ vì mình không “nên thân” cho nên Linh buộc lòng phải “dứt đường tơ”. Nếu có lý trí thì Dương phải hiểu rằng bên cạnh chữ Tình, Linh còn có chữ Hiếu nữa chứ. Linh yêu Dương mà Linh biết thông cảm cho Dương. Còn Dương yêu Linh thì Dương lại không thông cảm cho Linh. Như thế có thật sự Dương yêu Linh không? Hay chỉ là tham vọng và tự ái? Đã thiếu lý trí, Dương lại không có bạn tốt hoặc không phải là đoàn sinh Gia đình Phật tử hoặc thành viên của các Câu lạc bộ Thanh niên phật tử cho nên không có lời khuyên bảo tốt.
Nếu trong gia đình thờ Phật, trước nỗi đau như thế, trước quyết định ghê gớm như thế, Dương có thể đến chùa để vấn hỏi ni/sư thì chắc chắn không có thảm họa như ngày hôm nay. Các ni/sư sẽ cho Dương thấy “Lý Duyên Sinh” tức tình yêu, cam kết hay thỏa hiệp là do hai tham vọng, hai ý muốn, hai ước vọng, hai khát khao gặp nhau ở một thời điểm nào đó. Khi tham vọng, ý muốn, khát khao…thay đổi thì cam kết hay tình yêu hay thỏa hiệp tan vỡ. Do đó có thể nói tình yêu chỉ là một “ảo ảnh” của tâm, của khát vọng. Phật dạy “Ái biệt ly khổ” tức yêu nhau mà phải chia ly thì đau khổ. Đau khổ là thường tình vì người ta tưởng rằng cái người mà ta đang yêu là “vật sở hữu” của mình. Nay “vật sở hữu” mất đi, ta nuối tiếc và ghen tuông, hận thù nếu “vật” ấy lọt vào tay kẻ khác.
Thế nhưng, nói thật ra trên cõi đời này không có cái gì là “của mình”. Ngay cả hàng trăm triệu cặp vợ chồng đang sinh sống với nhau kia cũng không phải là “vật sở hữu” của nhau. Bởi vì khi ly dị một cái thì đường ai nấy đi, không trách nhiệm, không máu mủ…may mắn lắm là trở thành bạn. Do đó, người yêu hay vợ chồng chỉ là sự nối kết hay nói theo thuật ngữ nhà Phật- chỉ là “Duyên” trong một khoảnh khắc nào đó.
Trong cuộc đời quá nhiều đổi thay nhanh chóng như thế này, chưa chắc cứ tiếp tục sống với nhau là hạnh phúc và chia ly là đau khổ. Chẳng hạn Dương cứ tiếp tục sống với Linh như thế này dăm ba năm nữa, có khi là địa ngục không biết chừng. Do đó, nếu có chia tay thì cũng chỉ như con thuyền rời xa bến, như con chim truyền từ cảnh này sang cành khác, như đám mây trên trời hết hợp rồi tan…Nếu thật sự Dương thương Linh thì xin Dương hãy cầu nguyện cho Linh lấy được người chồng xứng đáng và trăm năm hạnh phúc. Đúng ra Dương phải cám ơn Linh về những ngày tháng hạnh phúc tuyệt vời mà Linh đã dành cho Dương. Tại sao Dương lại thù oán và tìm cách giết hại Linh? Nhưng sự việc lại không đi theo con đường tốt lành như vậy. Thế mới hay “tình là dây oan” – sợi dây oan nghiệt ghê gớm nhất trong những sợi dây đang trói buộc con người. Hành động của Dương quá tàn bạo do mất hết lý trí và vụ án này có thể trở thành “bia miệng” để lại đời sau và Dương cùng đồng phạm Vũ Văn Tiến sẽ phải trả một giá rất đắt theo Luật Nhân Quả.
Từ kinh nghiệm đau thương này chúng ta có thể rút ra bài học đau thương là: Không nên nuôi cháu trong nhà ngoại trừ chúng nó còn nhỏ hoặc cha mẹ đã chết hết. Nếu chúng nó còn cha mẹ và đã lớn tới 12, 13 tuổi thì – nếu có thương thì cho tiền để cha mẹ chúng nó nuôi chúng nó. Nuôi cháu trong nhà, la mắng cũng khó vì mình không phải là cha mẹ. Không la mắng thì hư. Khắt khe quá thì sinh thù oán. Thà ở xa mà tình nghĩa vẹn toàn và không trách nhiệm. Đôi khi tình thương đặt không đúng chỗ lại là thảm họa.
Tuy nhiên hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát triển trên toàn quốc và đã có Ban Trị sự tới cấp Quận/Huyện và các chùa ở các xã, dù là xã xa xôi.
Trước nguy cơ bất ổn của xã hội ngày càng lan rộng, có lẽ cũng cần phải tìm cách ra tay “tế độ” tức góp một tay, phối hợp cùng các đoàn thể thanh thiếu niên, phát động rầm rộ một chiến dịch nói về sự nguy hại của tình yêu điên rồ, tinh yêu lãng mạn, của ngoại tình, phản bội…và làm sao giải quyết những tình huống đau thương đó bằng biện pháp an lành, không gây chết chóc cho mình, cho người, không làm tổn thương đến gia đình và xã hội. Và chùa chính là địa bàn tốt đẹp nhất để bàn luận và cố vấn về những vấn đề rất nguy cấp này.
QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ
Với sự hộ trì của chư tôn đức Tăng Ni, hàng cư sĩ Phật tử, trong suốt 10 năm qua, trang Thông tin Truyền thông Phật giáo Quảng Nam (Truyền hình Phật giáo QCB) do Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Quảng Nam thành lập, vận hành và quản lý đã chuyển tải các hoạt động Phật sự của tỉnh nhà, những sản phẩm tin tức, chương trình tu học, chuyên đề Phật pháp mang thông điệp Từ bi - Trí tuệ và năng lượng tốt đẹp đến với cộng đồng những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài tỉnh. Xây dựng hình ảnh Phật giáo Quảng Nam với phương châm tốt đời đẹp đạo!.
Hiện nay, Kênh truyền hình Phật giáo QCB (QCB) có trên 20 nhân sự là phóng viên, Ban biên tập và các bộ phận khác với kinh phí hoạt động hết sức hạn hẹp, vì vậy, để QCB tiếp tục duy trì hoạt động và mang lại nhiều thành quả trong công tác thông tin truyền thông Phật giáo, Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam tha thiết mong mỏi quý chư tôn đức Tăng Ni, quý thiện nam, tín nữ gần xa phát tâm thiện lành trợ duyên cho hoạt động của Kênh.
Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam xin trân trọng từng tấm lòng san sẻ, tiếp sức trong việc hoằng pháp lợi sanh của tất cả quý vị!.
Quý vị hỗ trợ qua số tài khoản:
Số tài khoản: 1036037035
Chủ tài khoản: Đoàn Công Tùng (Thích Thắng Thiện)
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bắc Đà Nẵng
Nội dung: Ủng hộ QCB