Hạnh phúc giúp cải thiện sức khỏe

165

(QCB) – Nghiên cứu mối liên hệ giữa hạnh phúc và sức khỏe đã được thực hiện rộng rãi từ vài thập kỷ qua. Các nhà khoa học đã nhận ra rằng: Hạnh phúc bị suy giảm không chỉ là hậu quả của sức khỏe kém mà còn là yếu tố tiềm ẩn gây ra bệnh tật.

Những người hạnh phúc thì thường khỏe mạnh, nhưng hạnh phúc hơn có giúp cải thiện sức khỏe hơn không? Chúng tôi xin làm rõ qua bài viết dưới đây.

Tự đánh giá hạnh phúc và sức khỏe

Hạnh phúc thường được định nghĩa là trạng thái tâm trí vui vẻ, phản ánh sức khỏe chủ quan tổng thể của một cá nhân. Nhiều nước đã dùng chỉ số hạnh phúc để đo lường sự tiến bộ của quốc gia. Điều này cho thấy “hạnh phúc” đang vượt ra khỏi khái niệm trừu tượng để trở thành mục tiêu hướng tới của cá nhân và xã hội.

Hạnh phúc không chỉ là vui vẻ, đó còn là cảm giác đặc biệt đáng quý và đáng mong đợi, nhưng khó đạt được. Hạnh phúc bao gồm hạnh phúc tình cảm (cảm giác vui vẻ, thích thú), hạnh phúc theo chủ nghĩa tự do (cảm giác về ý nghĩa, mục đích trong cuộc sống) và hạnh phúc đánh giá (sự hài lòng trong cuộc sống). Từ các yếu tố cấu thành này, chúng ta dễ dàng nhận thấy các công cụ đo lường hạnh phúc thường hướng đến việc tự đánh giá của cá nhân.

Tự đánh giá cũng là công cụ quan trọng trong vấn đề sức khỏe. Năm 1946, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc ốm đau”. Những vấn đề sức khỏe bên cạnh việc chẩn đoán thông qua các công cụ về y khoa còn phải tự đánh giá bởi chính đương sự. Tự đánh giá sức khỏe thể chất có thể giúp dự báo mạnh mẽ về bệnh tật và tử vong trong tương lai, sau khi đã loại trừ các yếu tố như giới tính, tuổi tác và tình trạng kinh tế xã hội. Như vậy sức khỏe và hạnh phúc đều mang tính cá thể hóa cao và chúng ta cần tự lắng nghe, cảm nhận ở chính mình.

Hạnh phúc và sức khỏe có những điểm tương đồng đáng kể trong các yếu tố quyết định cấu thành. Theo đó, mức thu nhập, sự kết nối xã hội, sức khỏe tâm thần, yếu tố thể chất và hoạt động thể dục thể thao đều có liên quan đến hạnh phúc và sức khỏe.

Những người hạnh phúc sẽ có ý thức trách nhiệm trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Họ cũng thường có lối sống tích cực, không ăn uống vô độ, ít hút thuốc và uống bia rượu, ít có khả năng tự tử hoặc trở thành nạn nhân của tự tử. Họ cũng nhiệt tình tham gia vào các hoạt động thể chất.

Vì sao hạnh phúc giúp cải thiện sức khỏe?

Cơ chế tác động của hạnh phúc đối với sức khỏe đã được làm rõ. Tâm lý là cơ chế truyền dẫn chính giúp kết nối hạnh phúc với sức khỏe. Cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của hệ thần kinh tự chủ. Nó kích hoạt các phản ứng sinh lý gây ra những tác động có hại tích lũy đến sức khỏe. Các trạng thái tâm lý tiêu cực chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng, đau khổ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2, bệnh tim mạch vành và tỷ lệ tử vong nói chung.

Hạnh phúc có thể phát huy tác dụng có lợi đối với sức khỏe thể chất thông qua việc ngăn chặn sự kích hoạt các phản ứng sinh lý nêu trên. Thật vậy, những người hạnh phúc hơn có hệ thống miễn dịch và tim mạch mạnh hơn. Họ cũng có thông số tốt về huyết áp và nồng độ cortisol – nội tiết tố chống stress. Các nghiên cứu mở rộng ra cho thấy tâm lý tích cực có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong ở cả dân số khỏe mạnh và dân số bị bệnh.

Điều quan trọng hơn, các tác động bảo vệ sức khỏe của tâm lý tích cực không phụ thuộc vào ảnh hưởng tiêu cực bên ngoài. Các hành vi lành mạnh là liên kết bổ sung giữa hạnh phúc và sức khỏe: những người hạnh phúc có nhiều khả năng tham gia vào các bài tập thể dục thường xuyên, chú ý đến cân nặng của họ và tránh các hành vi có hại cho cơ thể.

Hạnh phúc còn giúp cơ thể chống lại bệnh tật thông qua phản ứng miễn dịch tốt hơn. Điều này đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Thử nghiệm gây nhiễm vi-rút Rhinovirus và vi-rút cúm cho nhóm tình nguyện viên sau khi đánh giá hạnh phúc của họ. Các tình nguyện viên được theo dõi sau đó để xác định tình trạng nhiễm trùng cũng như các triệu chứng. Kết quả cho thấy hạnh phúc hoặc cảm xúc tích cực có liên quan đến khả năng chống lại sự phát triển của bệnh tật.

Những người hạnh phúc sẽ có ý thức trách nhiệm trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Họ cũng thường có lối sống tích cực, không ăn uống vô độ, ít hút thuốc và uống bia rượu, ít có khả năng tự tử hoặc trở thành nạn nhân của tự tử. Họ cũng nhiệt tình tham gia vào các hoạt động thể chất.

Những người hạnh phúc thường có kết quả sức khỏe tốt hơn vì họ chứng tỏ khả năng thích ứng cao hơn với môi trường sống. Họ có kỹ năng giải quyết vấn đề, có chiến lược đối phó tốt hơn. Họ có tư duy sáng tạo, giàu trí tưởng tượng và tích hợp hơn. Người hạnh phúc có khả năng đối phó với nghịch cảnh tốt hơn và khả năng phục hồi cao hơn.

Những người hạnh phúc sống thọ hơn. So với những người rất hạnh phúc, những người khá hạnh phúc có nguy cơ tử vong cao hơn 6% và những người không hạnh phúc còn cao hơn đến 14%. Kết quả này được tính toán sau khi đã loại trừ các yếu tố liên quan đến nhân khẩu học, kinh tế xã hội và lối sống.

Hạnh phúc cũng giúp chúng ta gia tăng thành công trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các mối quan hệ xã hội và sự ổn định kinh tế. Các thống kê cho thấy những người hạnh phúc thường có mạng lưới hỗ trợ xã hội mạnh mẽ hơn, có nhiều bạn bè hơn. Những người hạnh phúc hơn cũng có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn. Trong khi thu nhập cao hơn cũng có thể dẫn đến hạnh phúc. Có thể chính những nguồn lực xã hội và kinh tế này giải thích tại sao những người hạnh phúc hơn lại có sức khỏe tốt hơn.

Tóm lại, mọi người đều mong cầu hạnh phúc và sức khỏe. Chúng ta cũng ít nhiều nhận ra được giá trị của hạnh phúc đối với sức khỏe và cuộc sống. Cải thiện hạnh phúc của người dân đang trở thành mục tiêu hướng tới của nhân loại và mang tầm chiến lược quốc gia.

Trên phương diện cá nhân, có nhiều cách để tăng cường hạnh phúc như: nuôi dưỡng lòng biết ơn, thực hành các việc làm tử tế, hình dung bản thân tốt nhất có thể trong tương lai, chia sẻ những trải nghiệm tích cực và những điều tốt đẹp với người khác… Tâm hồn hạnh phúc sẽ thúc đẩy tăng cường sức khỏe. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định “một trí óc khỏe mạnh có thể đại diện cho một cơ thể khỏe mạnh”.

QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ

Với sự hộ trì của chư tôn đức Tăng Ni, hàng cư sĩ Phật tử, trong suốt 10 năm qua, trang Thông tin Truyền thông Phật giáo Quảng Nam (Truyền hình Phật giáo QCB) do Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Quảng Nam thành lập, vận hành và quản lý đã chuyển tải các hoạt động Phật sự của tỉnh nhà, những sản phẩm tin tức, chương trình tu học, chuyên đề Phật pháp mang thông điệp Từ bi - Trí tuệ và năng lượng tốt đẹp đến với cộng đồng những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài tỉnh. Xây dựng hình ảnh Phật giáo Quảng Nam với phương châm tốt đời đẹp đạo!.

Hiện nay, Kênh truyền hình Phật giáo QCB (QCB) có trên 20 nhân sự là phóng viên, Ban biên tập và các bộ phận khác với kinh phí hoạt động hết sức hạn hẹp, vì vậy, để QCB tiếp tục duy trì hoạt động và mang lại nhiều thành quả trong công tác thông tin truyền thông Phật giáo, Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam tha thiết mong mỏi quý chư tôn đức Tăng Ni, quý thiện nam, tín nữ gần xa phát tâm thiện lành trợ duyên cho hoạt động của Kênh.

Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam xin trân trọng từng tấm lòng san sẻ, tiếp sức trong việc hoằng pháp lợi sanh của tất cả quý vị!.

Quý vị hỗ trợ qua số tài khoản:

Số tài khoản: 1036037035
Chủ tài khoản: Đoàn Công Tùng (Thích Thắng Thiện)
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bắc Đà Nẵng
Nội dung: Ủng hộ QCB