Dư luận dậy sóng vì giảng viên nói về Phật giáo

2303
Còn nhớ cách đây không lâu dự luận một phen dậy sóng với những phát ngôn của TS.Nguyễn Ngọc Mai nói về sự tích Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ. Vài ngày qua, cư dân mạng lại tiếp tục bàn luận về một clip ghi lại một đoạn bài giảng về tôn giáo của một người được cho là giảng viên tại Trường Đại học Luật Hà Nội. 
giangvien-1
Giảng viên giảng về tôn giáo bị cộng đồng mạng phản ứng

Lời giảng viên diễn giải về quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam như sau:

“… Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Quốc trụ trì ở chùa Thiếu Lâm và đã cảm biến Phật giáo của Ấn Độ thành Phật giáo mang màu sắc Trung Hoa và thành lập nên rất nhiều tông phái – bao gồm Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, Nghiêm Hoa tông, Duy thức tông…, rất nhiều tông phái. Và sau đó các tông phái này du nhập vào Việt Nam bắt đầu từ thời kỳ Bắc thuộc cho đến thời kỳ nhà Lý-Trần…

Nếu chúng ta vào chùa nào chúng ta thấy có những cái bồ-đoàn, tức là cái gối, ngày xưa gọi cái ấy là biền tức là tự mình giác ngộ cho mình – thì đây là Phật giáo nhưng của tầng lớp trí thức bởi vì rất khó.

Đa số là chúng ta theo Tịnh độ tức là phái này thờ cái ông gọi là ông cai quản cõi Tịnh độ tên là A Di Đà hay ông này còn được gọi là Quán Thế Âm Bồ-tát; tức là vị Bồ-tát nghe thấy mọi âm thanh, mọi lời kêu khổ của chúng sinh. Thì ở đây phái này rất đơn giản tức là những người theo phái này thường xuyên đi chùa niệm cái ông này và hy vọng rằng với sự giúp đỡ của ông ấy thì mình sẽ lên được cõi Niết-bàn; cho nên đây là Phật giáo của bình dân, những người lao động.

Còn Mật tông là Phật giáo đi kèm theo những bùa chú, tức là nhà chúng ta mà có người chết vào giờ xấu – nếu chúng ta lên chùa thường là chùa chỉ có cầu siêu và cầu an thôi nhưng mà nhà chùa này biết cả giải hạn tức là chùa đấy là chùa Mật tông. Cho dù là chùa Thiền hay Tịnh thì cũng đều có yếu tố Mật tông bởi vì dân Việt Nam vốn ưa chuộng những cái mang tính mê tín dị đoan. Vì vậy có yếu tố này sẽ thu hút được đông đảo thí chủ. Và bây giờ đi chùa cũng là một nghề kinh doanh…”.

Sau khi được đăng tải lên mạng xã hội thì vị giảng viên trong đoạn clip nhận được rất nhiều lời bình luận của cộng đồng mạng xã hội. Trong đó đa phần không tán thành cách diễn giải của vị này về các tông phái Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Một người dùng còn tỏ ra ngán ngẩm về cách dạy về một vấn đề nhạy cảm như tôn giáo cho sinh viên mà lại giảng dạy một cách sơ sài và sai sót quá nhiều như đoạn:“Đa số là chúng ta theo Tịnh độ tức là phái này thờ cái ông gọi là ông cai quản cõi Tịnh độ tên là A Di Đà hay ông này còn được gọi là Quán Thế Âm Bồ-tát”.

Phật tử thì bức xúc vì nhận định đầy quy chụp của vị giảng viên này khi nói Và bây giờ đi chùa cũng là một nghề kinh doanh…”.

Mời quý vị xem nội dung bài giảng bị cư dân mạng phản ứng:

Tấn Khang

QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ

Với sự hộ trì của chư tôn đức Tăng Ni, hàng cư sĩ Phật tử, trong suốt 10 năm qua, trang Thông tin Truyền thông Phật giáo Quảng Nam (Truyền hình Phật giáo QCB) do Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Quảng Nam thành lập, vận hành và quản lý đã chuyển tải các hoạt động Phật sự của tỉnh nhà, những sản phẩm tin tức, chương trình tu học, chuyên đề Phật pháp mang thông điệp Từ bi - Trí tuệ và năng lượng tốt đẹp đến với cộng đồng những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài tỉnh. Xây dựng hình ảnh Phật giáo Quảng Nam với phương châm tốt đời đẹp đạo!.

Hiện nay, Kênh truyền hình Phật giáo QCB (QCB) có trên 20 nhân sự là phóng viên, Ban biên tập và các bộ phận khác với kinh phí hoạt động hết sức hạn hẹp, vì vậy, để QCB tiếp tục duy trì hoạt động và mang lại nhiều thành quả trong công tác thông tin truyền thông Phật giáo, Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam tha thiết mong mỏi quý chư tôn đức Tăng Ni, quý thiện nam, tín nữ gần xa phát tâm thiện lành trợ duyên cho hoạt động của Kênh.

Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam xin trân trọng từng tấm lòng san sẻ, tiếp sức trong việc hoằng pháp lợi sanh của tất cả quý vị!.

Quý vị hỗ trợ qua số tài khoản:

Số tài khoản: 1036037035
Chủ tài khoản: Đoàn Công Tùng (Thích Thắng Thiện)
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bắc Đà Nẵng
Nội dung: Ủng hộ QCB