Câu hỏi ôn tập dành cho giới tử thọ Tỳ kheo, Tỳ kheo ni và Thức xoa ma na

6900

A. PHẦN GỢI Ý ÔN TẬP CHUNG:

1/ Phật lịch hiện nay ở nước ta được tính từ sự kiện nào trong cuộc đời Đức Phật?

2/ Sau khi thành đạo, ai đã 3 lần thỉnh mời Đức Phật chuyển Pháp luân?

3/ Tam minh là gì? (tên gọi và định danh ngắn gọn)

4/ Lục thông là gì? (tên gọi và định danh ngắn gọn)

5/ Tứ quả Thanh văn là gì? (tên gọi và định danh ngắn gọn)

6/ Những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn được ghi trong kinh nào?

7/ Ai là người đệ tử của Phật cầu thọ giới Sa Di đầu tiên?

8/ Trong bài pháp đầu tiên giảng cho 5 anh em Kiều Trần Như, Đức Phật dạy “có 2 cực đoan mà người xuất gia không nên nương nhờ”, đó là gì?

9/ Vị đệ tử cuối cùng được đức Phật Thích Ca cho phép xuất gia trước lúc Ngài nhập Niết bàn là ai?

10/ Sau khi trà tỳ “Hỏa thiêu” Xá Lợi của Đức Phật được chia làm mấy phần, cho ai?

11/ Vị vua nào của Ấn Độ có công đức đưa Phật giáo ra các nước ngoài Ấn Độ?

12/ Cho biết tên của 2 đệ tử xuất gia hộ trì cho đức Phật trên đường hoằng dương chánh pháp là những vị nào?

13/ Phật thuyết kinh Thập Thiện cho ai? Ở đâu?

14/ Thập thiện là những gì?

15/ Thế nào là tự quy y Phật?

16/ Tam vô lậu học là những gì?

17/ Tứ nhiếp pháp là những gì?

18/ Lục hòa kỉnh là những gì?

19/ Ai là người được Đức Phật truyền y bát lãnh đạo giáo hội lúc bấy giờ?

20/ Câu: “Khai thị chúng sanh  ngộ nhập Phật tri kiến” đức Phật dạy câu này trong kinh nào?

21/ “Thế gian vô thường, quốc độ nguy thuý…. Như thị quán sát, tiệm ly sanh tử” là bài kệ thuộc kinh nào?

22/ Bố thí có mấy cách?

23/ Lục đạo gồm những gì?

24/ Chữ “Nam Mô” có mấy nghĩa?

25/ Bài tựa Lăng nghiêm từ câu: “Nguyện kim đắc quả thành……. như nhất chúng sanh vị thành Phật, chung bất ư thử thủ nê hoàn” do ai phát nguyện?

26/ “Nhĩ thời Thế tôn-tùng nhục kế trung”, Nhục kế có vị trí ở đâu trên thân Đức Phật?

27/ Bài chú “Thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni (chú đại bi) ” do ai thuyết?

28/ Bài kệ mở đầu chú chuẩn đề (khể thủ quy y tô tất đế….) do ai soạn?

29/ Bài chú “Thiên nữ thiên chú” do ai thuyết?

30/ Lý do Đức Phật Thích Ca thuyết chú Lăng nghiêm là gì?

31/ Quán Tự Tại là tên gọi khác của vị Bồ Tát nào?

32/ Lục trần bao gồm những gì?

33/ Bồ Tát có nghĩa là gì?

34/ Nghi “ mông sơn thí thực” do ai biên soạn?

35/ Câu “Bài pháp Tứ diệu đế” đầu tiên Đức Phật nói cho ai nghe?

36/ Đức Phật nhìn cuộc đời với thái độ nào để nói ra khổ đế?

37/ Muốn đoạn trừ khổ quả trước hết chúng ta phải làm gì?

38/ 10 món phiền não trong 3 cõi kết hợp với 4 đế hiệp thành bao nhiêu kiến hoặc?

39/ Trong 10 thứ phiền não gốc (thập kiết sử), tham, sân, si, mạn và nghi thuộc về loại nào?

40/ Diệt đế là nhân hay quả của thế gian hay xuất thế gian?

31/ Trong 37 phẩm trợ đạo chia làm mấy khoa?

42/ Trong 37 phẩm trợ đạo pháp nào được lặp lại nhiều nhất?

43/ Trong Bát chánh đạo, các chi phần nào thuộc về giới?

44/ Hành giả tu 12 nhân duyên chứng được quả gì?

45/ Trong 12 chi phần nhân duyên, các chi phần thuộc về thời hiện tại là gì?

46/ Năm uẩn cấu thành con người gồm hai lĩnh vực: vật lý và tâm lý; trong đó phần tâm lý bao gồm những gì?

47/ Kể 4 địa danh gắn liền với 4 sự kiện lớn? (Đản sanh, Thành đạo, Chuyển pháp luân và Nhập Diệt của Đức Phật)

48/ Đồng sự nhiếp có nghĩa là gì?

49/ Mục đích của sám hối là gì?

50/ Đồng thể Phật Bảo có nghĩa là gì?

41/ Nghĩa Bát nhã có 3 loại,  đó là những loại nào?

52/ Vì sao Đức Phật dạy chúng ta nên xây dựng cuộc sống thiểu dục tri túc?

53/ Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Nam từ ngày thành lập đã tổ chức thành tựu các Giới đàn nào trước Giới đàn Vĩnh Gia này?

54/ Hãy tìm hiểu về lược sử Tổ Vĩnh Gia.

55/ Tại sao Giới đàn được gọi là Tuyển Phật trường?

56/ Tại sao Giới tử cần phải thuộc tôn danh của Hoà thượng Đàn đầu Giới đàn mà mình thọ giới?

57/ Tìm hiểu câu: “nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ, thứ cơ thành đạo dã”

58/ Tìm hiểu câu: “giới luật còn là Phật pháp còn”.

59/ Tại sao nói: “thọ Phật giới tức nhập Phật vị”?

60/ Tam ác đạo là những gì?

 

B. CÂU HỎI VỀ GIỚI LUẬT GỢI Ý CHO CÁC GIỚI TỬ THỌ GIỚI  TỲ KHEO

 

1/ Thiên  Tỳ ni có bao nhiêu câu kệ chú?

2/ Câu kệ: Phụng trì Như Lai mạng quảng độ chư chúng sanhh, triển khai đăng thánh địa. “Phụng trì Như Lai mạng” là của hai bài kệ nào?

3/ Cho biết câu chú quán thủy chơn ngôn.

4/ Cho biết câu kế tiếp của câu “Thiện tai giải thoát phục, Vô thượng phước điền y, Ngã kim đảnh đới thọ” … là câu gì?

5/ Y năm điều còn có các tên gọi nào khác?

6/ Cho biết câu kế tiếp của câu “Hữu nhiễu ư tháp, đương nguyện chúng sanh” là câu gì?

7/ Câu chú Án lam sa ha của những bài kệ nào trong thiên tỳ ni?

8/ Thập số được trích ra từ bộ luật nào?

9/ Cho biết câu “Cát ái từ thân vô thích mạc cố” thuộc điều thứ mấy trong ngũ đức?

10/ Cho biết câu “Nhất thiết chúng sanh giai y ẩm thực” là điều thứ mấy trong thập số?

11/ Cho biết 10 giới sa di, sa di ni giới nào thuộc về tánh giới, giới nào thuộc về tướng?

12/ Cho biết thiền sư nào 3 năm không nằm trên giường, không ngồi trên ghế?

13/ Phật dạy hàng Ty kheo khi thọ thực phải làm gì?

14/ Người xuất gia 5 hạ về trước phải làm gì? 5 hạ về sau phải làm gì?

15/ Ngoài 10 giới Sa di và Sa Di Ni còn phải học tập và hành trì bao nhiêu oai nghi?

16/ Cho biết Sa Di kính đại Sa môn thì phải làm những gì?

17/ Lúc nào đại Sa Môn đi qua mà không phải đứng dậy kính lễ?

18/ Đến tự viện khác, thầy lạy Phật hoặc mình lạy Phật thì phải như thế nào?

19/ Phàm ai có hỏi tên của Thầy thì nên trả lời như thế nào?

20/ Câu “Vô phạm dạ hành” thuộc về thiên oai nghi thứ mầy?

21/ Người xuất gia khi về thăm cha mẹ thì nên nói những gì?

22/ Câu “Bỉ ký trượng phu ngã diệc nhĩ. Bất ưng tự khinh khi thoái khuất” ý nói gì?

23/ Bài văn cảnh sách do ai soạn?

24/ Quy Sơn vốn là tên của ai?

25/ Cảnh sách có nghĩa là gì?

26/ Câu: “Thí như xuân sương hiểu lộ” trong Cảnh sách có ý nghĩa gì?

27/ Câu kế tiếp của câu “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục”, là câu gì?

28/ Câu kế của câu “Phù hệ thọ thân … giả chúng duyên nhi cọng thành” là câu nào?

29/ “Nội cần khắc niệm chi công” có nghĩa là gì?

30/ Định nghĩa: Tỳ kheo.

31/ Ứng lượng khí là tên gọi vật dụng thiết thân nào của Tỳ kheo?

32/ Định nghĩa: Tăng già.

33/ Khi nào thì 1 vị xuất gia được chính thức được công nhận trong hàng ngũ Tăng già?

34/ Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, Tỳ Kheo nương vào Tứ Y Pháp, đó là những gì?

35/ Vật sở hữu của Tỳ kheo được Phật quy định, bao gồm những gì?

36/ Ý nghĩa của “thiểu dục tri túc” là gì?

37/ Ý nghĩa của Tự tứ là gì?

38/ Đức Phật bắt đầu chế định giới luật vào thời gian nào sau khi thành đạo?

39/ Khi đi thọ giới Tỳ kheo, vị Sa di cần chuẩn bị và mang theo đầy đủ những vật dụng cần thiết gì?

40/ Vì sao trước khi đi thọ giới, vị giới tử cần có thời gian hành trì sám pháp?

 

C. CÂU HỎI VỀ GIỚI LUẬT GỢI Ý CHO CÁC GIỚI TỬ THỌ GIỚI THỨC XOA VÀ TỲ KHEO NI

1/ Giới có nghĩa là gì?

2/ Luật có nghĩa là gì?

3/ Luật Tỳ ni nhật dụng thiết yếu do ai soạn thảo tập hợp?

4/ Câu: “Án chủ ca ra da sa ha” là câu chú thầm niệm khi nào?

5/ Câu chú: “Án ma ha ca bà ba tra tất đế sa ha” là câu chú khi đắp y nào?

6/ Câu chú: “Án phạ tất ba ra ma ni sa ha” là của câu kệ nào?

7/ Giới tử cầu thọ giới Sa Di đầu tiên là ai?

8/ Tại sao giới tử bước đầu phải thọ sa di ni giới?

9/ Ứng pháp Sa Di là Sa Di có khả năng như thế nào?

10/ Mục đích của người hảo tâm xuất gia là gì?

11/ Câu: “Phàm tại sứ, thùy bất tại nhơn tiền, khởi bất tại nhơn hậu” ở trong oai nghi nào?

12/ Câu: “Bất đắc tượng Phật đăng tư hữu dụng” nằm trong oai nghi nào?

13/ Câu: “Vị sư tùy đạt thư tín, bất đắc tư tự chiết khám” thuộc oai nghi nào?

14/ Câu: “Phàm tảo địa bất đắc nghịch phong tư” nằm trong oai nghi nào?

15/ Thức xoa ma na ni có nghĩa là gì?

16/ Thức xoa ma na ni trong 2 năm đầu phải học pháp gì?

17/ Bốn trọng giới của thức xoa ma na ni theo thứ tự như thế nào?

18/ Thức xoa ma na ni trong 2 năm phải hành trì bao nhiêu hành pháp?

19/ Thức xoa ma na ni phạm căn bản giới thì bị như thế nào?

20/ Thức xoa ma na ni phạm 1 trong 6 pháp thì bị như thế nào?

21/ Nếu Thức xoa ma na ni phạm hành pháp thì phải làm sao?

22/ Thức xoa ma na ni có bao nhiêu hành pháp thuộc về giới?

23/ Thức xoa ma na ni có bao nhiêu hành pháp thuộc về oai nghi?

24/ Thức xoa ma na ni được rút ra từ bộ luật nào?

25/ Trong nữ giới đệ tử của Phật ai là người xuất gia đầu tiên?

26/ Khi đi thọ giới Tỳ kheo ni, vị Thức xoa ma na cần chuẩn bị và mang theo đầy đủ những vật dụng cần thiết gì?

27/ Vì sao trước khi đi thọ giới, vị giới tử cần có thời gian hành trì sám pháp?

 

28/ Luật Tỳ ni nhật dụng thiết yếu do ai soạn thảo tập hợp?

29/ Khi rửa tay ta đọc câu chú gì?

30/ Khi đắp đại y ta đọc câu chú gì?

31/ Câu chú “Án Lam Sa Ha” nằm trong câu kệ nào?

32/ Câu chú: “Án phạ tất ba ra ma ni sa ha” nằm trong câu kệ nào?

33/ Giới tử nào được thọ Sa Di đầu tiên trong thời kỳ Đức Phật?

34/ Tại sao người xuất phải thọ giới Sa Di trước?

35/ Câu “Phật chế xuất gia giả, ngũ hạ dĩ tiền, chuyên kinh giới luật,  ngũ hạ dĩ hậu, phương nãi thính giáo tham thiền. Nằm trong thiên giới luật nào?

36/ Trong 10 giới của Sa Di những giới thuộc về giới trọng được xếp đúng theo thứ tự như thế nào?

37/ Câu: “ Đạo sư hữu sắc, giới húc tỳ kheo, tấn đạo nghiêm thân, tam thường bất túc” nằm trong kinh nào?

38/ Câu: “Nhất tâm bất sanh, vạn pháp câu tức” nằm trong kinh văn nào?

39/ Vì sao Đức Phật đợi A Nan xin nhiều lần mới cho phái nữ xuất gia?

40/ Sa Di có mấy bực?

 

SOẠN THẢO: TIỂU BAN KHẢO THÍ

QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ

Với sự hộ trì của chư tôn đức Tăng Ni, hàng cư sĩ Phật tử, trong suốt 10 năm qua, trang Thông tin Truyền thông Phật giáo Quảng Nam (Truyền hình Phật giáo QCB) do Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Quảng Nam thành lập, vận hành và quản lý đã chuyển tải các hoạt động Phật sự của tỉnh nhà, những sản phẩm tin tức, chương trình tu học, chuyên đề Phật pháp mang thông điệp Từ bi - Trí tuệ và năng lượng tốt đẹp đến với cộng đồng những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài tỉnh. Xây dựng hình ảnh Phật giáo Quảng Nam với phương châm tốt đời đẹp đạo!.

Hiện nay, Kênh truyền hình Phật giáo QCB (QCB) có trên 20 nhân sự là phóng viên, Ban biên tập và các bộ phận khác với kinh phí hoạt động hết sức hạn hẹp, vì vậy, để QCB tiếp tục duy trì hoạt động và mang lại nhiều thành quả trong công tác thông tin truyền thông Phật giáo, Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam tha thiết mong mỏi quý chư tôn đức Tăng Ni, quý thiện nam, tín nữ gần xa phát tâm thiện lành trợ duyên cho hoạt động của Kênh.

Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam xin trân trọng từng tấm lòng san sẻ, tiếp sức trong việc hoằng pháp lợi sanh của tất cả quý vị!.

Quý vị hỗ trợ qua số tài khoản:

Số tài khoản: 1036037035
Chủ tài khoản: Đoàn Công Tùng (Thích Thắng Thiện)
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bắc Đà Nẵng
Nội dung: Ủng hộ QCB