Campuchia: Thư viện lá bối wat Phum Thmei và hành trình phục hồi các bản kinh Phật cổ xưa

110

Tại tỉnh Kampong Cham của Campuchia, cách sông Mekong không xa, một ngôi chùa có tên wat Phum Thmei Serey Mongkol là nơi lưu trữ hầu như đầy đủ bản kinh văn Phật giáo được viết trên lá bối trong phạm vi của quốc gia này.

Đã tồn tại trước cả chủ nghĩa thực dân và thời kỳ nội chiến, thư viện này là một ngoại lệ hiếm hoi, minh chứng cho sức mạnh của việc bảo tồn di sản Phật giáo. Các học giả ước tính rằng từ năm 1975 đến 1990, hơn 95% bản thảo ở Campuchia đã biến mất, do bị lãng quên hoặc bị phá hủy hoàn toàn bởi lực lượng Khmer Đỏ. Cũng chính vì vậy mà thư viện wat Phum Thmei trở nên đáng chú ý hơn cả, bởi ngoài cơ sở này ra thì không có bất kỳ thư viện nào khác tồn tại từ thời Khmer Đỏ mà không bị phá hoại.

Theo truyền thống của Campuchia và các nước Đông Nam Á, các bản kinh văn Phật giáo được khắc trên lá bối hoặc chép lên giấy làm bằng vỏ cây, thậm chí còn có những vật mỏng manh hơn thế, điều này khiến chúng dễ bị lửa, môi trường ẩm ướt và côn trùng phá hoại. Các bản kinh này sẽ thường xuyên được sao chép lại để tránh bị thất lạc và cũng nhằm truyền thụ kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Mặc dù đa số những việc sao chép như vậy đã ngừng hoạt động ở Campuchia vào thời điểm Khmer Đỏ lên nắm quyền vào năm 1975, nhưng các bản thảo còn sót lại vẫn là nguồn tư liệu quan trọng đối với các nghi lễ Phật giáo, những bài pháp thoại, hướng dẫn thiền, chiêm tinh học truyền thống và y học. Vốn là trung tâm của đời sống trí thức ở nhiều làng xã, các tu viện Phật giáo tiếp tục phát triển những thư viện đồ sộ để có chứa các bộ kinh văn in trên lá bối.

Bản kinh lá bối lưu giữ tại thư viện wat Phum Thmei

Nhưng với mục đích thay đổi xã hội Campuchia, lực lượng Khmer Đỏ đã đàn áp một cách thô bạo vào các nhà sư Phật giáo và phá hủy các thư viện, chùa chiền trên quy mô lớn. Vào tháng 5-1975, Pol Pot, thủ lĩnh của Khmer Đỏ và Nuon Chea, “nhà tư tưởng chính” của chế độ, đã công bố một kế hoạch nhằm “bắt tất cả các nhà sư Phật giáo phải hoàn tục và buộc họ trồng lúa”.

Hàng nghìn nhà sư đã bị giết, hoàn tục hoặc bị bắt đi đày. Các bản kinh văn bị đốt, chôn vùi dưới mặt đất hoặc trở thành nguyên liệu để chế tạo mũ cho quân đội. Mặc dù các pháp môn tu tập và các truyền thống Phật giáo cuối cùng đã phục hồi sau khi lực lượng Khmer Đỏ bị đánh đổ vào năm 1979, nhưng hàng nghìn bản thảo quý giá của Phật giáo đã biến mất vĩnh viễn. Ngày nay, chỉ có wat Phum Thmei mới còn lưu trữ khá đầy đủ những bản thảo này.

“Wat Phum Thmei đã mang đến cho người dân Campuchia nói riêng và thế giới nói chung những cơ hội tốt nhất để tại tạo lại những bản thảo mà lẽ ra nhiều thư viện thuộc các tu viện phải có vào cuối thời kỳ sao chép các bản thảo tại Campuchia,” Tiến sĩ Trent Walker, một học giả nghiên cứu về Phật giáo Đông Nam Á, giảng viên tại Đại học Stanford và cố vấn cho Trung tâm Tài nguyên Kỹ thuật số Phật giáo cho biết.

Mặc dù hầu hết các bản thảo còn sót lại ở Campuchia có niên đại từ năm 1850 – 1950, nhưng các bản kinh văn thuộc thư viện wat Phum Thmei đặc biệt lại có niên đại từ thế kỷ XVI hoặc sớm hơn nữa, vì các bản thảo thường xuyên được sao chép lại.

Theo Tiến sĩ Kunthea Chhom, một nhà sử học làm việc với Bộ Văn hóa Campuchia, nội dung và hình thức của các bản thảo này phản ánh các nghệ thuật chạm khắc, in ấn của thời kỳ văn minh Angkor (TK IX – XIV) thuộc Đế chế Khmer, thời điểm hình thành quần thể Angkor Wat nổi tiếng thế giới. Nhìn chung các bản thảo phản ánh cả sự liên tục của truyền thống tri thức Angkor và sự phát triển đến đỉnh cao của ngôn ngữ.

Quan trọng hơn nữa, bộ sưu tập các bản kinh văn tại wat Phum Thmei không chỉ bao gồm những bản sao cũ của các bộ kinh Pāli chuẩn mực mà còn lưu trữ hàng loạt các văn bản phản ánh sự phong phú của các pháp môn thực hành Phật giáo tại Campuchia và một bức tranh tổng quát về xã hội của quốc gia này vào thời kỳ tiền thuộc địa, một cảnh quan văn hóa và tâm linh rất đa dạng và phong phú.

Phần lớn các bản kinh văn trong thư viện wat Phum Thmei tồn tại dưới dạng “bitexts”, nghĩa là các bài kinh và luận song ngữ, là sự đan xen hài hòa giữa tiếng Pāli và tiếng Khmer. Đó là những câu chuyện thuộc Jataka, Paṭham trā (những câu chuyện về tiền thân của Đức Phật ở những kiếp xưa nhất được tìm thấy ở Campuchia) và một số bản sao của Cetanābhedā (sự chia chẻ và phân tích của tâm).

Trong nhiều thập kỷ, Tổ chức Fonds pour l’Édition des Manuscrits du Campuchiage (FEMC), một tổ chức do người dân địa phương vận hành và được hỗ trợ bởi viện nghiên cứu uy tín của Pháp École française d’Extrême-Orient (EFEO), là tổ chức hàng đầu giải quyết các công việc về thu thập và giữ gìn các bản thảo của Campuchia, bao gồm cả các bản thảo của wat Phum Thmei.

Từ năm 1990-2012, nhóm EFEO-FEMC đã đến viếng thăm hơn một nghìn tu viện, nhưng chủ yếu tập trung vào các thư viện ở các tỉnh Phnom Penh, Siem Reap, Kandal và Kampong Cham. Ngoài việc dọn dẹp, thu gom và sưu tập lại các văn bản trong các thư viện Phật giáo, nhóm nghiên cứu này đã ghi chép lại nội dung của các thư viện đó trong một danh mục bao gồm hai tập, lưu lại các hình ảnh của các bản gốc để đề phòng những bản thảo đó bị mất hoặc bị phá hủy sau này.

Trong tổ chức đặc biệt này, hai vị học giả Leng Kok-An và Kun Sopheap là người tiên phong trong công việc thu thập và đánh giá. Dành hơn 30 năm để đọc và tập hợp lại các bản thảo, đồng thời, được các nhà sư và học giả lớn tuổi hỗ trợ, Kok-An và Sopheap là hai trong số những người có đủ kiến ​​thức cần thiết để xác định và tập hợp các văn bản còn sót lại được ghi chép trên lá bối. Những bản còn sót lại thường được tìm thấy trong tình trạng mục nát, bẩn thỉu, lộn xộn và nhiều bản thảo quý bị thiếu hoặc bị hư hỏng nặng.

Leng Kok-An và một số văn bản được bảo tồn bởi FEMC

Leng Kok-An ước tính rằng trong số các cơ sở mà nhóm EFEO-FEMC đã đến viếng thăm trong khoảng thời gian từ 1990 – 2012, chỉ có 10% tu viện là còn lưu giữ các bản thảo. Theo EFEO, 358 trong số 433 tu viện ở các tỉnh Phnom Penh và Kandal không còn bất kỳ một bản thảo nào. Năm 1975, khi Khmer Đỏ nắm quyền kiểm soát Campuchia, vị sư đứng đầu đã phân phát các bản thảo cho dân làng mộ đạo để bảo vệ chúng một cách an toàn.

Sau khi Khmer Đỏ sụp đổ, các văn bản đã được quay trở lại tu viện từ những người dân theo cách này. Cứ như vậy, phải mất hai năm để khôi phục khoảng 2.500 bản thảo trong bộ sưu tập của thư viện wat Phum Thmei.

Công việc thu thập và bảo tồn các bản thảo ở Campuchia vẫn tiếp tục. Vào năm 2019, với sự tài trợ từ Tổ chức Phật giáo Khmer, Trung tâm Tài nguyên Kỹ thuật số Phật giáo (BDRC) đã khởi động dự án nhằm kỹ thuật số các bản thảo còn sót lại ở Campuchia và giúp bảo tồn những hiện vật quý giá này. Leng Kok-An một lần nữa tiến hành nghiên cứu trên khu vực rộng hơn, đặc biệt là tại wat Phum Thmei và các tu viện xung quanh.

Nỗ lực của các chuyên gia trong việc khôi phục những bản kinh cổ từ thư viện wat Phum Thmei

Cũng từ đây, thư viện tại wat Phum Thmei đã được phát triển hơn nữa. Với các bản thảo được các tu viện gần đó cúng dường, thư viện wat Phum Thmei hiện đang lưu giữ 5.000 – 6.000 bản thảo. Sau khi dự án BDRC hoàn thành, hình ảnh của các văn bản sẽ được đăng tải miễn phí trên mạng, với một trang web được thiết kế đặc biệt cho cộng đồng người Campuchia dự kiến ​​sẽ ra mắt vào cuối năm nay.

Công nghệ kỹ thuật số không chỉ giúp lưu giữ những tài liệu vô giá về xã hội và lịch sử Campuchia, mà còn cung cấp cho độc giả hiện đại quyền truy cập vào kho tài liệu Phật giáo Campuchia và quảng bá các văn bản này với thế giới thông qua các bản dịch mới. Cuốn sách sắp xuất bản của tác giả Walker, Until Nirvana’s Time: Buddhist Songs from Campuchia sẽ giới thiệu một số văn bản này đến với cộng đồng những người biết tiếng Anh.

Từ đỉnh núi Linh Thứu đến những bản kinh văn được viết trên lá bối, và chuyển thể sang dạng PDF, tiếp nối sự truyền bá Phật pháp là dựa theo sự phát triển của tri thức công nghệ, hàng loạt các tiến bộ phát sinh từ khát khao được học hỏi và truyền bá của nhân loại. Ký ức sẽ dần mờ nhạt, giấy sẽ cháy, ổ cứng sẽ hỏng, duy chỉ có tri thức là tồn tại, và tri thức đó sẽ được lưu lại trên thế gian bằng bit, byte và lá bối. Cũng giống như Đức Phật đã dạy trước khi nhập Niết-bàn: “Bản chất của các pháp hữu vi là vô thường. Hãy tận lực kiên trì nỗ lực và tinh tấn.” (Kinh Trường bộ).

QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ

Với sự hộ trì của chư tôn đức Tăng Ni, hàng cư sĩ Phật tử, trong suốt 10 năm qua, trang Thông tin Truyền thông Phật giáo Quảng Nam (Truyền hình Phật giáo QCB) do Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Quảng Nam thành lập, vận hành và quản lý đã chuyển tải các hoạt động Phật sự của tỉnh nhà, những sản phẩm tin tức, chương trình tu học, chuyên đề Phật pháp mang thông điệp Từ bi - Trí tuệ và năng lượng tốt đẹp đến với cộng đồng những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài tỉnh. Xây dựng hình ảnh Phật giáo Quảng Nam với phương châm tốt đời đẹp đạo!.

Hiện nay, Kênh truyền hình Phật giáo QCB (QCB) có trên 20 nhân sự là phóng viên, Ban biên tập và các bộ phận khác với kinh phí hoạt động hết sức hạn hẹp, vì vậy, để QCB tiếp tục duy trì hoạt động và mang lại nhiều thành quả trong công tác thông tin truyền thông Phật giáo, Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam tha thiết mong mỏi quý chư tôn đức Tăng Ni, quý thiện nam, tín nữ gần xa phát tâm thiện lành trợ duyên cho hoạt động của Kênh.

Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam xin trân trọng từng tấm lòng san sẻ, tiếp sức trong việc hoằng pháp lợi sanh của tất cả quý vị!.

Quý vị hỗ trợ qua số tài khoản:

Số tài khoản: 1036037035
Chủ tài khoản: Đoàn Công Tùng (Thích Thắng Thiện)
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bắc Đà Nẵng
Nội dung: Ủng hộ QCB