Tinh thần giáo dục Phật giáo

772
Khi bàn về giáo dục theo tinh thần Phật giáo, trong Phật học khái luận, HT.Thích Chơn Thiện đã đề cập Đức Phật như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.

Theo đó, với niềm tin giáo dục, Đức Phật đã nói đến khả năng giác ngộ mà mọi người đều có thể vận dụng qua nỗ lực của tự thân. “Do nhận thức là vô ngã, và các pháp là vô ngã nên mới có thể thực hiện sự chuyển hóa nhận thức và chuyển hóa các pháp, và mới có các công trình sáng tạo”.

Hocvien.png
Học viện PGVN tại TP.HCM trong ngày khánh thành giai đoạn 1

“Nếu các pháp, gồm nhận thức, là hữu ngã, thì không bao giờ có thể có nguồn sáng tạo xuất hiện, và không bao giờ công cuộc giáo dục có thể được thực hiện. Giáo lý vô ngã của Phật giáo, như thế, quả đã dựng nên niềm tin căn bản của giáo dục, hay nói cách khác, niềm tin của giáo dục Phật giáo”, Hòa thượng viết.

Với quan niệm con người toàn diện của vật lý, tâm lý, sinh lý, ý chí, tình cảm và trí tuệ đang trôi chảy, nên mục tiêu giáo dục mà Đức Phật đã nhấn mạnh trong các kinh điển chính là căn bản cho hệ thống giáo dục hoàn mỹ gồm đủ giáo dục tâm lý, sinh lý và mỹ thuật.

Tinh thần trách nhiệm cá nhân là yếu tố nền tảng thiết lập mọi tương quan trong học đường, xã hội, và yếu tố đó phải được xem trọng, thực hiện tốt nếu muốn xây dựng một hệ thống giáo dục hoàn thiện.

“Phương thức giáo dục hữu hiệu và hợp lý nhất của học đường hiện đại là phương thức giáo dục cá nhân mà không phải là giáo dục tập thể”. Tinh thần đó phản ảnh nguyên tắc khế cơ mà Đức Phật luôn áp dụng từ thuở đầu giáo hóa độ sinh và được duy trì cho đến hiện nay, là cơ sở cho giáo lý phương tiện, hay nói cách khác là cho sự linh hoạt trong pháp môn hành trì, được được diễn đạt với con số ước định 84.000 pháp môn, thích ứng với vô số căn cơ khác nhau của con người.

Một tinh thần giáo dục đặc sắc khác mà Đức Phật truyền dạy là tinh thần “thiết thực hiện tại”, hay tinh thần thực tiễn, thực tại, được thể hiện cụ thể qua một trong những bản kinh tiêu biểu là A-nan nhất dạ hiền thuộc kinh Trung bộ.

Đức Phật luôn giảng dạy về giá trị hạnh phúc đời sống thực tế với các cấp độ tương đối và chân thực bằng sự rèn luyện, thực hành mà không hề nói đến việc tìm kiếm qua sự cầu nguyện hay tế lễ, nghi thức cầu đảo…

Giáo dục Phật giáo được đánh giá là hiện đại và khoa học bởi những thông điệp do chính tinh thần phê phán, hướng dẫn, khích lệ tự tín tự chủ, đề cao tính độc lập, bài trừ sự nô lệ…

Nói cách khác, giáo dục Phật giáo đề cao tinh thần giáo dục con người toàn diện, không chỉ truyền dạy những kiến thức chuyên môn mà quan tâm tới luân lý, chất lượng sống, đạo đức, thẩm mỹ…, bảo đảm cho mục tiêu sau cùng của cuộc sống là hạnh phúc thực sự trong tương quan duyên sinh của đời sống cũng như văn hóa xứ sở.

Nền giáo dục như thế luôn có tinh thần đánh thức cá nhân, tính tự chủ và không lệ thuộc dù đó là truyền thống; đánh thức khả năng tự điều chỉnh, làm chủ cảm xúc và tỉnh giác trong mọi tình huống để luôn có giải pháp cho các vấn nạn khủng hoảng cá nhân và xã hội một cách sáng tạo, không bị vướng mắc vào các cực đoan, tránh được sự thụ động, dao động và sầu muộn…

Nguyên Quân

QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ

Với sự hộ trì của chư tôn đức Tăng Ni, hàng cư sĩ Phật tử, trong suốt 10 năm qua, trang Thông tin Truyền thông Phật giáo Quảng Nam (Truyền hình Phật giáo QCB) do Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Quảng Nam thành lập, vận hành và quản lý đã chuyển tải các hoạt động Phật sự của tỉnh nhà, những sản phẩm tin tức, chương trình tu học, chuyên đề Phật pháp mang thông điệp Từ bi - Trí tuệ và năng lượng tốt đẹp đến với cộng đồng những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài tỉnh. Xây dựng hình ảnh Phật giáo Quảng Nam với phương châm tốt đời đẹp đạo!.

Hiện nay, Kênh truyền hình Phật giáo QCB (QCB) có trên 20 nhân sự là phóng viên, Ban biên tập và các bộ phận khác với kinh phí hoạt động hết sức hạn hẹp, vì vậy, để QCB tiếp tục duy trì hoạt động và mang lại nhiều thành quả trong công tác thông tin truyền thông Phật giáo, Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam tha thiết mong mỏi quý chư tôn đức Tăng Ni, quý thiện nam, tín nữ gần xa phát tâm thiện lành trợ duyên cho hoạt động của Kênh.

Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam xin trân trọng từng tấm lòng san sẻ, tiếp sức trong việc hoằng pháp lợi sanh của tất cả quý vị!.

Quý vị hỗ trợ qua số tài khoản:

Số tài khoản: 1036037035
Chủ tài khoản: Đoàn Công Tùng (Thích Thắng Thiện)
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bắc Đà Nẵng
Nội dung: Ủng hộ QCB