Đức Phật đản sanh và ý nghĩa lễ tắm Phật

20

Đức Phật ra đời thì ngoài niềm vui riêng của gia đình gồm vua Tịnh Phạn, hoàng hậu Ma Da và gia tộc hoàng gia dòng họ Thích, nhưng lớn hơn cũng là niềm vui chung của toàn thể chư thiên Đế Thích các tầng trời cùng loài người. 

Có rất nhiều chuyện nói về việc Đức Phật ra đời. Và điểm chung của các kinh là khi Đức Phật ra đời có hai dòng nước ấm và mát từ trên trời tưới xuống Đức Phật.

le-tam-phat.jpg
Tắm Phật

Hai dòng nước có ý nghĩa đạo pháp không phân hai, nhất tâm quy bổn thể. Ấm mát là hai thể mà hợp lại thành một; cũng vậy giáo pháp của Đức Phật là Trung đạo, dung hòa tất cả, một là tất cả và tất cả là một – ý nói bổn thể tự tánh chân tâm.

Khi khởi động niệm thì tạo nhiều nghiệp khác nhau, nếu tất cả đều không khởi không chấp vọng niệm thì quy về bổn tâm thanh tịnh, bản tánh diệu dụng.

Ngoài ra hai dòng nước ấm mát từ chư thiên tưới xuống Đức Phật là nước ấm thể hiện tình thương, một tình thương ấm áp mà Đức Phật dành cho tất cả trời người không phân biệt. Hai là dòng nước mát thể hiện giáo pháp của Đức Phật thấm nhuần như cơn mưa giữa mùa hạ làm mát tất cả sự nóng hạn khát bức mà chúng sanh đang phải chịu do vô minh tạo nghiệp, nghiệp dẫn tới quả thì phải chịu quả báo.

Mưa pháp Đức Phật làm cho cây Tâm của chúng sanh đang héo khô được hấp thụ nảy nở tươi tốt, đem lại an lạc cho thân tâm người được thọ nhận giáo lý, thực hành đạo pháp.

Khi tắm Phật, không những là nhớ ngày Phật đản sanh, mà khi tắm Phật thì phải nhận thức là tẩy rửa bụi trần nơi tự tánh, tâm an nhiên tĩnh lặng nơi đạo pháp. Dòng nước xóa đi sự nhơ nhớp của tâm tham-sân-si, ngã mạn, tà kiến.

Dòng nước làm mát thân tâm là nhớ lời dạy của Đức Phật, hành trì thì sẽ nhận được dòng nước mát mẻ an vui hạnh phúc.

Khi đem trải lòng mình ra tất cả thì tình thương yêu của mình đối với mọi người như “dòng nước ấm” sẽ sưởi ấm tâm hồn cô đơn buồn khổ của mọi người xung quanh, ấm áp lòng cô quạnh giữa kiếp sống vô thường của nhân sinh.

Lễ tắm Phật nhắc người tu hành quay lại chính mình – “phản quan tự kỷ” mà tu tập trong tâm. Giác ngộ mình có bổn tâm thanh tịnh, bản tánh chân như, Phật tánh trong mình thì đó là “Phật đản sinh trong tâm”, và tắm cho Đức Phật tâm của chính mình là gột rửa những gì không tốt bởi ý niệm, thân hành, khẩu xuất vọng động, còn bám chấp trần lao.

Tinh tấn tu tập là “tắm vị Phật tâm mình hằng ngày” ngõ hầu làm cho tâm trong sạch, tâm an định từ đó sống thật với bổn tâm thanh tịnh, Phật tánh của mình.

Quang Minh

QUAN TÂM VÀ HỖ TRỢ

Với sự hộ trì của chư tôn đức Tăng Ni, hàng cư sĩ Phật tử, trong suốt 10 năm qua, trang Thông tin Truyền thông Phật giáo Quảng Nam (Truyền hình Phật giáo QCB) do Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Quảng Nam thành lập, vận hành và quản lý đã chuyển tải các hoạt động Phật sự của tỉnh nhà, những sản phẩm tin tức, chương trình tu học, chuyên đề Phật pháp mang thông điệp Từ bi - Trí tuệ và năng lượng tốt đẹp đến với cộng đồng những người yêu mến đạo Phật trong và ngoài tỉnh. Xây dựng hình ảnh Phật giáo Quảng Nam với phương châm tốt đời đẹp đạo!.

Hiện nay, Kênh truyền hình Phật giáo QCB (QCB) có trên 20 nhân sự là phóng viên, Ban biên tập và các bộ phận khác với kinh phí hoạt động hết sức hạn hẹp, vì vậy, để QCB tiếp tục duy trì hoạt động và mang lại nhiều thành quả trong công tác thông tin truyền thông Phật giáo, Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam tha thiết mong mỏi quý chư tôn đức Tăng Ni, quý thiện nam, tín nữ gần xa phát tâm thiện lành trợ duyên cho hoạt động của Kênh.

Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Quảng Nam xin trân trọng từng tấm lòng san sẻ, tiếp sức trong việc hoằng pháp lợi sanh của tất cả quý vị!.

Quý vị hỗ trợ qua số tài khoản:

Số tài khoản: 1036037035
Chủ tài khoản: Đoàn Công Tùng (Thích Thắng Thiện)
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bắc Đà Nẵng
Nội dung: Ủng hộ QCB